Cây sài đất: Những công dụng tuyệt vời không phải ai cũng biết tới
Trong dân gian, cây sài đất được xem là thảo dược quý với nhiều công dụng như: điều trị các bệnh ngoài da, giảm sốt, ho, phòng bệnh ung thư, sởi,… được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không có kiến thức liên quan đến loại cây này, dẫn đến sử dụng sai cách, hiệu quả thấp. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết để có thể hiểu rõ hơn về loại cây này bạn nhé!
Thành phần, tác dụng của cây sài đất đối với sức khỏe
Cây sài đất còn được gọi là cây hoa múc, hùng trám, thường mọc trên mặt đất với tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Thân cây dài có màu xanh kèm theo lông trắng và cứng. Lá của cây có hình bầu dục và gần như không có cuống kèm theo lông mỏng, cứng khi vò nát lá thường có mùi thơm nhẹ. Khi trường thành cây nở hoa màu vàng, cánh nhỏ nhìn xa giống hoa cải nhưng kích thước lớn hơn.
Theo nghiên cứu gần đây cho biết, Sài đất được coi như dược liệu quý chứa nhiều dưỡng chất cụ thể như: Tinh dầu, chất béo, pectin, lignin, pectin, lignin, cellulose rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trong lá cây sài đất còn chứa wedelolacton, dimethyl wedelolacton, norwedelic acid, saponin triterpen thường có trong nhân sâm.
Với những thành phần vốn có như trên, cây sài đất không chỉ mang lại công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, thể lực mà còn hỗ trợ, điều trị một số bệnh lý liên quan về da, hô hấp,… được nhiều người tin dùng và cho kết quả khá khả quan.
Cách sử dụng sài đất hiệu quả, an toàn
Dùng dược liệu sài đất như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia cho biết, dùng sài đất hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tình trạng bệnh, cách chế biến cũng như nguyên liệu bạn sử dụng là tươi hay khô. Do đó, bạn có thể tham khảo các cách sử dụng sau đây:
- Dùng cây tươi: Khi sử dụng cây sài đất tươi bạn nên dùng khoảng 70 – 100g, sau đó đem giã nhuyễn với muối trắng. Sau đó lấy hỗn hợp nước đun sôi. Để nguội và đem sử dụng khoảng 1 – 2 lần/ngày để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, với trẻ em bạn chỉ nên sử dụng liều lượng bằng ½ liều lượng của người trưởng thành.
- Dùng cây khô: Nếu sử dụng cây khô bạn chỉ nên dùng 50g cây sài đất, sau đó dùng khoảng 500ml nước sắc uống 2 lần/ngày. Áp dụng khoảng 5 – 7 ngày sẽ đạt được kết quả tốt.
Bên cạnh đó, để bài thuốc phát huy tối đa công dụng bạn nên sử dụng sài đất kết hợp với một số dược liệu khác như: bồ công anh, cam thảo, ké đầu ngựa, đinh lăng,… giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh, tăng cường thể lực, sức đề kháng cho cơ thể.
Một số bài thuốc từ cây sài đất
Cây sài đất được sử dụng trong nh
iều bài thuốc Đông y, đặc biệt là chữa các bệnh ngoài da. Dưới đây là những bài thuốc được nhiều người sử dụng và cho phản hồi tốt hiện nay:
Cây sài đất chữa viêm da cơ địa
Sài đất có tính mát, vị ngọt, hơi chua rất tốt trong điều trị bệnh viêm da cơ địa được nhiều người tin dùng và cho kết quả khá cao.
Cách thực hiện như sau:
- Bài thuốc 1: Chủ yếu kết hợp sài đất với kim ngân và bồ công anh. Trong đó, cần chuẩn bị 30g sài đất, bồ công anh 20g và 15g kim ngân sau đó trộn đều các nguyên liệu và sắc uống mỗi ngày 2 lần sẽ cho kết quả cao.
- Bài thuốc 2: Bạn chỉ cần cần chuẩn bị 100g sài đất tươi hoặc 50g sài đất khô đem sắc với khoảng 500ml nước. Theo đó, sắc đến khi lượng nước chỉ còn khoảng 200ml thì đem ra sử dụng. Áp dụng bài thuốc mỗi ngày sẽ cho hiệu quả khả quan.
Thanh nhiệt, tiêu độc
Sài đất có nhiều công dụng tuyệt vời, điển hình là thanh nhiệt, tiêu độc cho cơ thể, giảm thiểu tình trạng nóng trong, nổi mụn nhọt.
Các thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Chuẩn bị sài đất, nhân trần, thục địa
- Đem rửa sạch sau đó bỏ nước sạch đun sôi
- Để nước sôi khoảng 20 phút sau đó đem ra sử dụng
- Uống 2 lần/ngày áp dụng đều đặn trong 1 tuần sẽ cho kết quả tốt.
Điều trị các bệnh lý về hô hấp
Trong Đông y, cây sài đất chứa nhiều tinh chất norwedelic acid, saponin triterpen không chỉ có tác dụng điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, ho, sốt hiệu quả mà còn hỗ trợ phục hồi cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý đến đến độ tuổi và thể trạng của người bệnh để chuẩn bị lượng nguyên liệu phù hợp.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị khoảng 50 – 100g sài đất.
- Ngâm sài đất trong nước muối để kháng khuẩn.
- Bỏ khoảng 500ml nước vào và đun sôi.
- Sắc trong khoảng 30 – 45 phút sau đó đem ra sử dụng.
- Áp dụng liên tục mỗi ngày để đạt được kết quả cao nhất.
Sài đất điều trị bệnh viêm tuyến vú
Giảm sưng, viêm tuyến vú bằng sài đất là bài thuốc được các chị em phụ nữ tin dùng, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát chỉ sau vài ngày sử dụng.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Chuẩn bị khoảng 20g sài đất
- Sau đó bỏ vào cối giã nát
- Lấy hỗn hợp đắp tuyến vú bị sưng, viêm.
- Áp dụng 2 lần/ngày và duy trì trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ nhận được kết quả xứng đáng.
Bên cạnh những bài thuốc trên người bệnh có thể áp dụng thêm một số bài thuốc có sử dụng cây sài đất cũng mang lại kết quả khá khả quan như:
- Chữa viêm bàng quang: Chủ yếu kết hợp các nguyên liệu như sài đất, bồ công anh, cam thảo, mã đề đem sắc và sử dụng mỗi ngày.
- Chữa mụn, lở, chàm: Sài đất chứa nhiều thành phần chống viêm, có tác dụng nhanh nhiệt, giải độc rất tốt trong quá trình điều trị mụn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng sài đất với kiêm ngân hoa, cam thảo, ké đầu ngựa để rút ngắn quá trình điều trị.
- Hỗ trợ chữa ung thư môn vị: Với bài thuốc này bạn nên kết hợp với sài đất, bạch hoa xà thiệt để mang lại kết quả cao hơn.
- Dự phòng sởi hoặc bạch hầu: Trường hợp này người bệnh chủ yếu sử dụng thân sài đất khô. Nên dùng khoảng 20 – 25 cây đem sắc với nước sạch và dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Chữa viêm chân răng: Chuẩn bị khoảng 30g sài đất, 10g huyền sâm, bán liên biên 15g sau đó đem sắc uống mỗi ngày.
- Chữa ho gà, ho ra máu, huyết áp cao: Bài thuốc này chủ yếu sử dụng 10 – 15g cây sài đất khô. Sau đó đem sắc thuốc uống trong 3 – 5 ngày sẽ cảm nhận được sự thay đổi.
Những lưu ý khi sử dụng cây sài đất
Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà sài đất mang lại cho con người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sài đất để đảm bảo an toàn, hiệu quả người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Cây sài đất chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không có tác dụng chữa trị dứt điểm bệnh.
- Quá trình điều trị phụ thuộc rất lớn vào cơ địa mỗi người. Do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày.
- Chỉ nên sử dụng cây sài đất điều trị những bệnh lý nhẹ, trong những giai đoạn đầu.
- Quá trình chế biến bài thuốc phải đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng thuốc bị nhiễm khuẩn khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
- Người bệnh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh trước khi áp dụng bài thuốc.
- Trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng không tự ý sử dụng bài thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.
- Khi sử dụng cây sài đất quá lâu không tác dụng hoặc xuất hiện một số triệu chứng bất thường trên cơ thể, người bệnh cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
- Người bệnh có thể phối hợp sử dụng thêm một số cây thuốc nam, thảo dược có công dụng tương tự trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bên cạnh đó, để việc điều trị đạt kết quả cao nhất người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Bạn nên cung cấp những thực phẩm bổ dưỡng cho có thể, luyện tập thể thao thường xuyên,… để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bài viết đã chia sẻ những kiến thức hữu ích xoay quanh chủ đề công dụng và những bài thuốc từ cây sài đất. Hy vọng, với những thông tin mà bài viết cung cấp có thể giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về loại cây này. Đồng thời có thể “bỏ túi” cho mình cách chế biến và thực hiện bài thuốc từ cây sài đất khi cần thiết.
Tin mới nhất
- 9 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới cần được nhận biết sớm
- Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng: 5 cách hiệu quả bất ngờ
- Thuốc podophyllin 25 của Bệnh Viện K chính hãng uy tín
- Chứng khát nước liên tục là do đâu? Cách điều trị hiệu quả là gì?
- Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh
- Phương pháp không dùng thuốc giúp bạn trị chứng rối loạn thần kinh tim
- Đau xương đòn: nguyên nhân từ đâu?
- Viêm khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Tử cung nằm ở đâu? Những thay đổi diệu kỳ của tử cung khi mang thai
- Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng Đông y