Ho có đờm nên ăn gì, không nên ăn gì là tốt nhất?
Ho có đờm nếu để kéo dài sẽ gây mất sức, mệt mỏi, suy nhược cơ thể do đề kháng suy yếu. Vì vậy lúc này người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt để nhanh chóng cải thiện các tình trạng bệnh. Người bị ho có đờm nên ăn gì, không nên ăn gì là tốt nhất, cho bệnh nhanh khỏi?
Ho có đờm nên ăn gì?
Người bị ho có đờm nên bổ sung các thực phẩm có lợi cho đường hô hấp vào thực đơn để hỗ trợ đẩy nhanh khả năng phát huy công dụng và rút ngắn thời gian sử dụng thuốc. Mọi người có thể tham khảo một số thực phẩm nên ăn dưới đây.
Thực phẩm giàu vitamin A và C
Vitamin A và vitamin C là 2 nhóm vitamin có vai trò quan trọng bậc nhất đối với đề kháng của người bị ho. Hai loại vitamin này có tác dụng giúp hệ miễn dịch tăng cường khả năng chống trả lại tác nhân gây bệnh, giúp hệ thống tế bào bạch cầu hoạt động năng hiệu quả hơn, làm giảm viêm nhiễm, sạch đường thở.
Ngoài ra, vitamin A và vitamin C còn có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên và tạo các kích thích giúp cơ thể tái tạo các tế bào mới thay thế cho tế bào bị nhiễm khuẩn, sưng viêm trong đường hô hấp.
Vitamin A và vitamin C được thường có nhiều trong các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ. Chẳng hạn như: Cam, Quýt, Bưởi, Đu đủ, Cà chua, Củ cà rốt, Ớt chuông, Khoai lang, Rau cải xanh, Súp lơ xanh,…
Bị ho có đờm nên ăn gì? – Gừng
Gừng là nguyên liệu quen thuộc tốt cho sức khỏe, vốn được biết đến với khả năng làm ấm rất tốt. Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, chứa nhiều hoạt chất kháng viêm nên có tác dụng giải độc, tiêu đờm, hành thủy, chữa các bệnh về đường hô hấp rất tốt.
Khi dùng gừng để chữa ho có đờm, người bệnh hãy uống mỗi ngày một tách trà gừng vào buổi sáng hoặc thêm gia vị gừng khi chế biến các món ăn cũng sẽ giúp giảm ho, tiêu đờm.
Ăn gì trị ho có đờm? Hành, tỏi
Cũng giống như gừng, hành và tỏi là những loại gia vị ăn rất tốt cho sức khỏe người bị ho có đờm. Từ lâu, chúng đã được ông cha ta sử dụng như những loại thuốc kháng sinh tự nhiên để kháng viêm, diệt khuẩn, chống virus cho nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh ho lâu ngày.
Hiệu quả của các loại gia vị này rất cao, bởi vậy người bệnh nên sử dụng thường xuyên trong bữa ăn để ngăn ngừa và làm giảm nhanh các tình trạng viêm trong đường thở và ức chế tiết đờm nhầy.
Ho có đờm nên ăn gì? – Mật ong
Nếu vẫn đang thắc mắc không biết bị ho có đờm nên ăn gì thì mật ong là sự lựa chọn sáng suốt nhất. Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học, trong mật ong rất giàu vitamin C, E. Đây là 2 loại vitamin có tác dụng làm dịu vết thương, sát khuẩn cổ họng và cải thiện hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe hơn. Bên cạnh đó, theo y học đông y, thực phẩm này còn có thành phần hoạt chất làm loãng đờm, đào thải chất nhầy ra ngoài môi trường tránh tắc nghẽn ở đường thở.
Để sử dụng mật ong giảm ho tiêu đờm, người bệnh nuốt trực tiếp 2 – 3 thìa cà phê mật ong mỗi ngày trước khi ăn. Ngoài ra, mọi người cũng có thể pha mật ong với nước nóng 50 độ C uống vào mỗi buổi sáng khi thức dậy để giảm ho đờm, chống mệt mỏi, kích thích ăn ngon, bổ sung năng lượng cho các hoạt động nuôi dưỡng tế bào.
Ăn lê trị ho có đờm lâu ngày
Theo các ghi chép Đông y, quả lê có vị ngọt, tính mát, có khả năng quy vào các kinh phế, vị giúp bổ phổi, long đờm, giảm sốt, trị ho có đờm do viêm họng hay viêm phổi.
Để cải thiện tình trạng ho có đờm, mỗi ngày người bệnh nên dùng khoảng 1 – 2 quả lê tươi. Ngoài ra, mọi người có thể ép lê lấy nước uống hoặc thái lê thành hạt lựu rồi đem hấp cách thủy với đường phèn trong 20 phút để để tăng công hiệu điều trị.
Trẻ bị ho có đờm nên ăn gì? – Thực phẩm chứa nhiều omega 3
Omega 3 là một loại axit béo có hiệu quả rất tích cực trong việc chống lại các tổn thương, viêm nhiễm ở đường thở, ức chế làm giảm tiết dịch nhầy, từ đó ngăn chặn được các cơn ho ra đờm khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi.
Theo nghiên cứu, thực phẩm có chứa nhiều omega 3 nhất là thịt các loại cá béo như cá hồi, cá thu hay cá ngừ. Ngoài ra, mọi người có thể bổ sung omega 3 bằng cách ăn các loại: Hạt óc chó, Hạt lanh, Dầu gan cá tuyết, Hàu, Hạt chia, Đậu nành,… hoặc ăn một số loại rau như: Rau cải, Súp lơ xanh, Bơ tươi, Măng Tây, Ớt chuông xanh,…
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH ĐẶC TRỊ HO KHAN, HO ĐỜM, HO VỀ ĐÊM DỨT ĐIỂM
Ho có đờm nên ăn hành tây
Hành tây là thực phẩm chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B, canxi, acid folic, chất xơ có lợi cho sức khỏe. Không những thế, nó còn sở hữu nồng độ hoạt chất kháng viêm rất cao (trong vị cay) giúp long đờm, làm thông thoáng vòm họng, chữa ho hiệu quả.
Mọi người có thể chế biến hành tây thành nhiều món như xào, nấu súp hoặc ép lấy nước uống đều đem lại tác dụng chống ho có đờm rất tốt.
Bé ho có đờm nên ăn gì? – Củ cải trắng
Củ cải trắng được người Trung Quốc ví như nhân sâm trắng cho sức khỏe. Theo ghi chép, củ cải trắng có tính bình, hơi cay, có vị ngọt, rất hiệu quả trong chữa ho, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.
Để chữa ho có đờm ở cả người lớn và trẻ em, người bệnh hãy ép củ cải lấy nước để uống là tốt nhất. Nếu không uống được nước ép có thể chế biến thành các món ăn xào, luộc với cải củ vẫn rất tốt.
Nên ăn các loại súp, cháo dinh dưỡng, thức ăn mềm
Khi trong gia đình có thành viên bị ho có đờm gây chán ăn, nhất là đối tượng trẻ nhỏ sẽ khiến cha mẹ rất lo lắng. Vậy trẻ bị ho đờm nên ăn gì để kích thích ăn ngon và nhanh khỏi bệnh? Đó chính là sử dụng các món súp dinh dưỡng, cháo và các loại thức ăn mềm.
Trong các loại thịt có chứa nhiều protein, khoáng chất và nhiều chất kẽm giúp cung cấp đủ năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Nên ăn nhiều các món súp dinh dưỡng, mềm vừa cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, vừa giúp cơ thể kháng lại vi khuẩn, giảm đau khi nuốt từ đó kích thích ăn ngon.
Ho có đờm không nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm nên bổ sung thì trong thực đơn của người bị ho có đờm cần tránh các loại thức ăn sau:
Người bị ho có đờm không nên ăn đồ lạnh
Nhiệt độ thấp là điều kiện tốt nhất cho các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bởi vậy, người bị ho có đờm tuyệt đối không ăn đồ ăn lạnh. Nếu sử dụng, các thức ăn này sẽ kích thích cổ họng bị viêm trầm trọng hơn khiến hiện tượng ho kéo dài.
Đặc biệt là vào mùa lạnh, mọi người cần hạn chế lưu trữ các đồ ăn trong tủ lạnh và khi muốn ăn hãy bỏ ra ngoài tủ lạnh khoảng nửa tiếng hoặc hâm nóng rồi mới dùng. Đây sẽ là cách bảo vệ vòm họng, và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp tốt nhất.
Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Theo các chuyên gia, người bệnh bị ho đờm nên kiêng dùng các món ăn chiên xào như khoai tây chiên, gà rán,… Bởi việc ăn nhiều dầu mỡ sẽ kích thích niêm mạc họng, từ đó tạo ra các tổn thương viêm, sưng, tiết nhiều đờm làm người bệnh khó thở.
Ngoài ra, khi dùng nhiều các món ăn này sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến người bệnh chướng bụng, khó tiêu, đau dạ dày dẫn đến suy nhược cơ thể.
Đồ hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, cá biển có chứa nhiều chất đạm và mùi tanh nên sẽ khiến người bệnh dễ bị ghê cổ; kích thích dạ dày, niêm mạc gây ra ho nhiều hơn; đồng thời làm tăng khả năng tiết đờm ở cổ họng.
Ho có đờm không nên ăn gì? – Các món ngọt
Khi nạp quá nhiều đồ ngọt khiến cho sức đề kháng suy giảm, nồng độ đường trong máu tăng cao và cản trở quá trình tuần hoàn máu. Điều này có thể gây bất lợi cho những người bị ho có đờm do viêm đường hô hấp dưới.
Cách phòng tránh ho có đờm
Để điều trị và phòng tránh bệnh ho có đờm hiệu quả, ngoài việc chú ý các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn, người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Ngâm rửa sạch các loại hoa quả, thực phẩm để tránh còn vi khuẩn, hóa chất lưu lại
- Thường xuyên luyện tập sức khỏe với các bài tập vừa sức để nâng cao sức đề kháng cho vòm họng
- Nên súc miệng bằng nước muối khi thức dậy, nhất là vào mùa đông để bảo vệ đường hô hấp
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây, vào mùa đông nên làm ấm nước trước khi uống
- Luôn chú ý giữ ấm cơ thể khi ra ngoài đường, khi trời chuyển mùa bằng khăn, mũ, áo dài, nhất là tai và cổ
- Bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh
- Khi có các triệu chứng bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị dứt điểm tránh để kéo dài về sau làm bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính khó chữa.
- Nên nấu dạng lỏng, mềm dễ nuốt cho trẻ nhỏ ăn để tránh các bệnh về đường hô hấp
Trên đây là những giải đáp về ho có đờm nên ăn gì, không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh. Hãy thêm ngay các thực phẩm này vào thực đơn mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho có đờm tại nhà hiệu quả hơn.
Tin mới nhất
- Ho đau lưng là bệnh gì, nguy hiểm không và mẹo xử lý triệt để
- Viêm khớp vảy nến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
- Đau bụng dưới rốn: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở cả nam và nữ
- Ngứa
- Tổng hợp 9 triệu chứng ung thư mà bạn cần phải đặc biệt quan tâm
- Vô sinh nam – Nguyên nhân & phương pháp chẩn đoán, điều trị
- Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
- Đang uống thuốc dạ dày có thai được không?
- “Chia tay” viêm họng hạt sau gần 4 năm chịu đựng nhờ bài thuốc thảo dược cổ truyền
- Hướng Dẫn Dùng Nấm Linh Chi Đúng Cách Cho Từng Đối Tượng