Các Loại Bệnh Về Gan Và Cách Nhận Biết, Xử Lý
Các loại bệnh về gan là thuật ngữ chung để chỉ bất cứ tình trạng này ảnh hưởng đến gan và chức năng gan. Những bệnh lý này phát triển từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể dẫn đến hỏng gan.
Triệu chứng chung nhận biết các bệnh về gan
Các triệu chứng thường phụ thuộc vào loại bệnh và nguyên nhân cơ bản. Một số triệu chứng có thể chỉ ra một nhóm bệnh gan riêng biệt. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh gan đều có các dấu hiệu như sau:
- Vàng da và mắt
- Nước tiểu có màu đậm
- Phân có màu hoặc màu đen
- Sưng mắt cá chân, chân hoặc bụng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Ăn mất ngon, giảm sự thèm ăn
- Mệt mỏi liên tục
- Ngứa da
- Dễ chảy máu và bầm tím
Các loại bệnh về gan phổ biến và các xử lý
Gan là bộ phận thực hiện nhiều chức năng trong cơ thể. Gan hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, chuyển đổi thành năng lượng và dự trữ cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, gan cũng lọc các chất thải ra khỏi máu. Vì vậy nếu gan không hoạt động tốt có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến gan và cách điều trị như sau:
1. Viêm gan
Viêm gan là bệnh lý nhiễm trùng gan. Nhiễm trùng dẫn đến viêm và tổn thương gan khiến gan không thể hoàn thành các chức năng bình thường. Có 5 loại viêm gan cơ bản bao gồm:
Viêm gan A:
Bệnh thường có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng thông qua thực phẩm hoặc nguồn nước ô nhiễm. Các triệu chứng viêm gan A thường xuất hiện trong vòng 15 đến 50 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh thường có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên quá trình hồi phục chức năng gan có thể mất đến vài tuần.
Viêm gan B:
Viêm gan B có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Virus gây bệnh rất dễ lây lan và thường lây lan qua chất dịch cơ thể (chẳng hạn như máu hoặc tinh dịch). Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính có thể không rõ ràng trong nhiều tháng. Tuy nhiên, người bệnh có thể lưu ý một số dấu hiệu phổ biến như:
- Thường xuyên mệt mỏi
- Nước tiểu đậm màu
- Viêm đau khớp và đau cơ
- Sốt
- Khó chịu ở bụng
- Lòng trắng mắt màu vàng và vàng da
Viêm gan B cấp tính thường có thể khỏi mà không cần điều trị. Trong trường hợp mãn tính, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus để hạn chế biến chứng. Trong trường hợp tổn thương gan nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị ghép gan để điều trị.
Viêm gan C:
Viêm gan C cũng có thể là tình trạng mãn tính hoặc cấp tính. Bệnh thường lây lan sau khi tiếp xúc với máu có chứa virus viêm gan C. Có khoảng 70 – 80% các trường hợp viêm gan C không dẫn đến các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Một số trường hợp có thể cần 6 – 7 tuần để xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.
Viêm gan C thường được điều trị bằng thuốc kháng virus và thuốc chống siêu vi. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến tổn thương gan vĩnh viễn do đó bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp điều trị khác hiệu quả hơn.
Viêm gan D:
Đây là một dạng nhiễm trùng gây viêm gan nghiêm trọng và chỉ phát triển ở những người nhiễm virus viêm gan B. Viêm gan B có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan D cấp tính thường xảy ra đột ngột và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài hơn 6 tháng thì gọi là viêm gan D mãn tính và làm tăng nguy cơ xơ gan.
Hiện tại không có thuốc điều trị viêm gan D. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hạn chế bệnh phát triển và biến chứ
ng.
Viêm gan E:
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus viêm gan E thường là do nguồn nước ô nhiễm. Viêm gan E cũng lây truyền qua việc ăn các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra.
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tự khỏi sau một vài tuần. Tuy nhiên, đôi khi virus viêm gan E có thể dẫn đến suy gan.
Hầu như tất cả các bệnh viêm gan đều dễ lay lan. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tiêm vắc – xin. Ngoài ra, thực hiện lối sống và chế độ ăn uống khoa học cũng hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm gan.
2. Các bệnh gan tự miễn
Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh. Các bệnh tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến tế bào và mô của gan bao gồm:
- Viêm gan tự miễn: Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công vào gan và gây viêm. Viêm gan tự miễn có thể được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, Corticosteroid. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần ghép gan.
- Viêm đường mật tiên phát: Là tình trạng virus xâm nhập vào các ống mật và gây viêm. Tình trạng này và tràn dịch mật ra ngoài và làm tổn thương tế bào gan. Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh như Penicillin, Ceftriaxone, Metronidazole và Ciprofloxacin trong vòng 10 ngày liên tục.
- Xơ gan mật nguyên phát: Tình trạng này có thể gây tổn thương ống dẫn mật trong gan và gây tích tụ dịch mật. Bệnh có thể dẫn đến xơ gan và suy gan nếu như không được điều trị kịp thời. Hiện tại không có cách chữa trị xơ gan mật nguyên phát. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể cải thiện các triệu chứng và bảo vệ gan của bạn khỏi bị tổn thương nghiêm trọng.
3. Các loại bệnh về gan do di truyền
Đôi khi một số bệnh gan có thể liên quan đến di truyền từ người thân trong gia đình. Các bệnh lý phổ biến bao gồm:
- Rối loạn hấp thụ sắt (Hemochromatosis): Là tình trạng cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn mức cần thiết. Chất sắt này tích tụ trong các cơ quan, bao gồm gan, và dẫn đến một số bệnh lý bao gồm bệnh gan, bệnh tim hoặc tiểu đường.
- Bệnh Wilson: Là tình trạng rối loạn hấp thụ đồng khiến tích tụ đồng trong máu. Điều này có thể dẫn đến tổn thương gan và não bộ.
- Thiếu hụt men Alpha – 1 Antitrypsin: Là bệnh xảy ra khi gan không thể tạo ra đủ lượng men Alpha – 1 Antitrypsin cần thiết. Tình trạng này có thể dẫn đến một số bệnh lý về phổi và gây tổn thương chức năng gan.
4. Bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan. Thông thường, gan có thể chứa một lượng nhỏ chất béo. Tuy nhiên, quá nhiều chất béo có thể dẫn đến viêm gan, gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng gan và tạo ra sẹo gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành hai loại cơ bản bao gồm:
- Gan nhiễm mỡ do rượu: Là tình trạng tiêu thụ nhiều rượu hoặc nghiện rượu gây bệnh.
- Gan nhiễm mỡ không do rượu: Các nguyên thường không rõ ràng nhưng béo phì hoặc tiêu thụ nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Hiện tại không có biện pháp điều trị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, thay đổi lối sống, hạn chế rượu, giảm gân và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hạn chế các biến chứng.
Trong trường hợp gan nhiễm mỡ biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh nguy cơ xơ gan, suy gan. Nếu tình trạng suy gan xảy ra, người bệnh có thể cần ghép gan để điều trị.
5. Xơ gan
Xơ gan là vết sẹo nghiêm trọng của ga dẫn đến chức năng gan kém. Vết sẹo thường có liên quan đến viêm hoặc nhiễm trùng gan nghiêm trọng mà không được điều trị. Ngoài ra, nhiễm virus và lạm dụng rượu cũng dẫn đến xơ gan.
Việc điều trị xơ gan thường phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số biện pháp thường được áp dụng để cải thiện xơ gan bao gồm:
- Bỏ rượu
- Áp dụng chế độ ăn ít Protein
- Sử dụng thuốc chẹn Beta hoặc Nitrat
- Áp dụng thủ thuật kiểm soát chảy máu từ giãn tĩnh mạch thực quản
- Tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch
- Ghép gan trong các trường hợp nghiêm trọng
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, xơ gan có thể gây suy thận, ung thư gan và tử vong.
6. Suy gan
Suy gan xảy ra khi một phần của gan bị tổn thương và không thể hoạt động bình thường. Suy gan thường có liên quan đến viêm gan và xơ gan không được điều trị phù hợp.
Suy gan có thể không dẫn đến bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, theo thời gian các triệu chứng có thể bao gồm:
- Vàng da
- Bệnh tiêu chảy
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và nôn
- Stress, trầm cảm, hoang mang, lo lắng
Việc điều trị suy gan thường phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Nếu một phần của gan bị tổn thương không thể hồi phục, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ phần gan bệnh. Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật ghép gan.
7. Ung thư gan
Nếu ung thư phát triển ở gan gọi là ung thư gan nguyên phát. Đôi khi tế bào ung thư gan có thể lây lan sang các bộ phận khác như phổi, ruột kết hoặc vú gân gây bệnh. Trong trường hợp ung thư phát triển ở các bộ phận khác và lây lan đến gan, được gọi là ung thư gan thứ phát.
Loại ung thư gan phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào gan. Đây là tình trạng các tế bào biểu mô gan phát triển bất thường gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Bệnh thường phát triển ở những người trên 50 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các dạng ung thư gan.
Việc điều trị các loại ung thư gan thường phụ thuộc vào loại ung thư và thời gian phát hiện bệnh. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc tập trung tiêu diệt và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Thuốc điều trị ung thư gan phổ biến là Sorafenib (Nexavar).
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ phần gan chức khối u ung thư. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan và không hiệu quả khi ung thư đã di căn. Lúc này người bệnh có thể cần ghép gan để điều trị.
Các loại bệnh về gan đôi khi có thể được kiểm soát dễ dàng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến những tổn thương gan không thể phục hồi. Do đó, thường xuyên kiểm tra sức khỏe hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: THÔNG TIN TỔNG QUÁT và những điều bạn nên biết về ung thư tinh hoàn
Tin mới nhất
- 10 thực phẩm cho thực đơn ăn dặm BLW để bé khỏe, mẹ vui
- Chuyên gia nói gì về Giải pháp điều trị xương khớp Quân Dân 102?
- CO2
- Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và điều trị
- Ngứa núm vú: Dấu hiệu bạn không nên xem thường
- TOP 10 thuốc trị mẩn ngứa được bác sĩ khuyên dùng
- Sữa đậu đỏ: Món uống bổ dưỡng bạn không thể bỏ qua
- Viêm khớp vẩy nến: Tổng quan về bệnh và cách điều trị
- 6 nguyên nhân gây viêm niệu đạo mà bạn không thể ngờ tới
- Men gan tăng cao gây nguy hại đến sức khỏe như thế nào?