Từ bỏ thuốc giảm đau có phải là giải pháp cho bệnh nhân viêm khớp bị đau dạ dày?
Khi sử dụng thuốc giảm đau viêm khớp, bạn có thể gặp phải các cơn đau ở dạ dày (2). Bạn nên quyết định từ bỏ thuốc giảm đau hay tìm hướng giải quyết mới?
Khi sử dụng thuốc giảm đau viêm khớp, bạn có thể gặp phải các cơn đau ở dạ dày (2). Bạn nên quyết định từ bỏ thuốc giảm đau hay tìm hướng giải quyết mới?
Cơn đau khớp thật sự là mối ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Khi bị cơn đau khớp hành hạ, bạn không thể đi chơi cùng bạn bè, không thể dành thời gian du lịch cùng con cái.
Bạn bắt đầu tìm đến bác sĩ với mong muốn được điều trị đau khớp, nhưng cũng đành ngưng dùng thuốc giảm đau do không chịu đựng được những tác dụng phụ trên dạ dày, dù cơn đau khớp vẫn đang tiếp diễn. Quan trọng hơn nữa là một số tổn thương trên đường tiêu hóa lại diễn ra một cách âm thầm, không triệu chứng kể cả tổn thương nặng và nguy hiểm (8). Vậy liệu có lối đi nào dành cho người bệnh viêm khớp bị đau dạ dày?
Viêm khớp và đau dạ dày
Viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu (1). Điều này có thể đến từ những nguyên nhân sau đây:
• Suy giảm miễn dịch: Viêm khớp là căn bệnh mãn tính khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể phải hoạt động không ngừng để chống lại nó, tình trạng hoạt hóa miễn dịch lâu ngày dẫn đến hiện tượng suy giảm miễn dịch. Điều này có thể biểu hiện dưới dạng loét hoặc vấn đề đường ruột (1).
• Phản ứng viêm: Tình trạng viêm mãn tính ở khớp cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả hệ thống tiêu hóa. Một số vấn đề đường tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân viêm khớp liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm của cơ thể, ví dụ như tình trạng viêm mạch máu có thể xuất hiện ở 10% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, khiến người bệnh sụt cân, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. (1)
• Bệnh lý mắc kèm: Bệnh nhân đau khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên, lứa tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh lý khác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Do đó, các bệnh nhân này thường phải sử dụng nhiều thuốc khác nhau. Việc sử dụng nhiều thuốc cùng lúc có thể gia tăng nguy cơ bệnh lý tiêu hóa (2) (21). Khi bị viêm khớp dạng thấp, bạn có nguy cơ mắc phải đau cơ xơ hóa – bệnh lý thường đi kèm với hội chứng ruột kích thích gây triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. (1)
• Thuốc điều trị viêm khớp: Các thuốc giảm đau kháng viêm được dùng rộng rãi trong bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả giảm đau của nhóm thuốc này là điều không thể phủ nhận, giúp bệnh nhân cải thiện vận động. Tuy nhiên, tác dụng phụ trên tiêu hóa rất thường gặp (2) và là trở ngại lớn cho việc chữa trị do bệnh nhân có thể tự ý ngưng thuốc, thay đổi thuốc hoặc thầy thuốc có thể thay đổi phương thức điều trị.
Lựa chọn thuốc giảm đau cho người viêm khớp bị đau dạ dày
Khi bị đau do viêm khớp, bạn có thể mua một số loại thuốc giảm đau thông thường tại các nhà thuốc, như paracetamol, mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, paracetamol chỉ giúp giảm đau chứ không làm giảm viêm do viêm khớp (9).
Cơn đau khớp thật sự là mối ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Khi bị cơn đau khớp hành hạ, bạn không thể đi chơi cùng bạn bè, không thể dành thời gian du lịch cùng con cái.
Bạn bắt đầu tìm đến bác sĩ với mong muốn được điều trị đau khớp, nhưng cũng đành ngưng dùng thuốc giảm đau do không chịu đựng được những tác dụng phụ trên dạ dày, dù cơn đau khớp vẫn đang tiếp diễn. Quan trọng hơn nữa là một số tổn thương trên đường tiêu hóa lại diễn ra một cách âm thầm, không triệu chứng kể cả tổn thương nặng và nguy hiểm (8). Vậy liệu có lối đi nào dành cho người bệnh viêm khớp bị đau dạ dày?
Viêm khớp và đau dạ dày
Viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu (1). Điều này có thể đến từ những nguyên nhân sau đây:
• Suy giảm miễn dịch: Viêm khớp là căn bệnh mãn tính khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể phải hoạt động không ngừng để chống lại nó, tình trạng hoạt hóa miễn dịch lâu ngày dẫn đến hiện tượng suy giảm miễn dịch. Điều này có thể biểu hiện dưới dạng loét hoặc vấn đề đường ruột (1).
• Phản ứng viêm: Tình trạng viêm mãn tính ở khớp cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả hệ thống tiêu hóa. Một số vấn đề đường tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân viêm khớp liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm của cơ thể, ví dụ như tình trạng viêm mạch máu có thể xuất hiện ở 10% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, khiến người bệnh sụt cân, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. (1)
• Bệnh lý mắc kèm: Bệnh nhân đau khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên, lứa tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh lý khác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Do đó, các bệnh nhân này thường phải sử dụng nhiều thuốc khác nhau. Việc sử dụng nhiều thuốc cùng lúc có thể gia tăng nguy cơ bệnh lý tiêu hóa (2) (21). Khi bị viêm khớp dạng thấp, bạn có nguy cơ mắc phải đau cơ xơ hóa – bệnh lý thường đi kèm với hội chứng ruột kích thích gây triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. (1)
• Thuốc điều trị viêm khớp: Các thuốc giảm đau kháng viêm được dùng rộng rãi trong bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả giảm đau của nhóm thuốc này là điều không thể phủ nhận, giúp bệnh nhân cải thiện vận động. Tuy nhiên, tác dụng phụ trên tiêu hóa rất thường gặp (2) và là trở ngại lớn cho việc chữa trị do bệnh nhân có thể tự ý ngưng thuốc, thay đổi thuốc hoặc thầy thuốc có thể thay đổi phương thức điều trị.
Lựa chọn thuốc giảm đau cho người viêm khớp bị đau dạ dày
Khi bị đau do viêm khớp, bạn có thể mua một số loại thuốc giảm đau thông thường tại các nhà thuốc, như paracetamol, mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, paracetamol chỉ giúp giảm đau chứ không làm giảm viêm do viêm khớp (9).
Do đó, để giúp giảm đau do viêm khớp, bác sĩ thường chỉ định:
• Thuốc corticosteroid: Thuốc corticosteroid là thuốc kháng viêm mạnh có tác dụng giúp làm dịu sưng, viêm và đau thông qua cơ chế giảm viêm và ức chế miễn dịch. Đối với viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, steroid được sử dụng chủ yếu qua đường tiêm vào khớp để có tác dụng trực tiếp lên vùng khớp bị đau. (3)
Tuy nhiên, thuốc corticosteroid lại làm ảnh hưởng đến việc sản xuất lớp chất nhầy bảo vệ được sản xuất trong dạ dày, do đó có thể làm tăng nguy cơ gây loét tá tràng, dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Nguy cơ gặp những tác dụng phụ này đặc biệt tăng lên nếu sử dụng steroid cùng với thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). (4)
• Thuốc NSAIDs: Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (Non-Steroidal AntiInflammatory Drugs), hay còn gọi là NSAIDs, với đặc tính kháng viêm và giảm đau thông qua cơ chế ức chế men COX (5). Có thể nói đây là thuốc giảm đau kháng viêm được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp (6). Ngoài ra, nhóm giảm đau kháng viêm NSAIDs được sử dụng rộng rãi do tính phổ biến và giá rẻ, tuy nhiên lại có thể gây hậu quả trên đường tiêu hóa (10).
Thực tế, men COX gồm có 2 loại, COX-1 và COX-2. Trong khi COX-1 tham gia vào các quá trình bảo vệ viêm mạc dạ dày và duy trì chức năng thận thì COX-2 chỉ xuất hiện khi có tình trạng viêm trong cơ thể. (5)
Các thuốc NSAIDs cổ điển sẽ ức chế cả men COX-1 và COX-2 do đ
ó vừa ngăn chặn viêm nhưng đồng thời sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa (5) và gây ra ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, loét và chảy máu dạ dày (7).
Để hạn chế các biến cố trên đường tiêu hóa do NSAIDs gây ra, bác sĩ thường sẽ chỉ định các thuốc bảo vệ dạ dày (như PPI) cho người bệnh. PPI là thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng giảm quá trình sản xuất acid ở dạ dày (13). Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc NSAIDs trong thời gian dài, bạn lại có nguy cơ bị tổn thương đường tiêu hóa dưới (ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn) do PPI chỉ bảo vệ đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng) (14).
Với những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của hai nhóm thuốc NSAIDs và corticosteroid, chắc hẳn nhiều bệnh nhân viêm khớp bị đau dạ dày sẽ lo sợ và không muốn dùng thuốc (4,5). Tuy nhiên, thấu hiểu nỗi lo lắng này, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các thuốc NSAIDs chỉ ức chế trên men COX-2.
Thuốc NSAIDs ức chế trên men COX-2 cũng có tác dụng giảm đau và kháng viêm như các thuốc NSAIDs trước đây, nhưng nó có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ loét đường tiêu hóa (11) vì chỉ ức chế men COX-2 (chỉ xuất hiện khi có viêm) (5). Không những thế, các thuốc này còn được chứng minh an toàn trên cả đường tiêu hóa trên và dưới (12).
Do đó, để giúp giảm đau do viêm khớp, bác sĩ thường chỉ định:
• Thuốc corticosteroid: Thuốc corticosteroid là thuốc kháng viêm mạnh có tác dụng giúp làm dịu sưng, viêm và đau thông qua cơ chế giảm viêm và ức chế miễn dịch. Đối với viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, steroid được sử dụng chủ yếu qua đường tiêm vào khớp để có tác dụng trực tiếp lên vùng khớp bị đau. (3)
Tuy nhiên, thuốc corticosteroid lại làm ảnh hưởng đến việc sản xuất lớp chất nhầy bảo vệ được sản xuất trong dạ dày, do đó có thể làm tăng nguy cơ gây loét tá tràng, dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Nguy cơ gặp những tác dụng phụ này đặc biệt tăng lên nếu sử dụng steroid cùng với thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). (4)
• Thuốc NSAIDs: Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (Non-Steroidal AntiInflammatory Drugs), hay còn gọi là NSAIDs, với đặc tính kháng viêm và giảm đau thông qua cơ chế ức chế men COX (5). Có thể nói đây là thuốc giảm đau kháng viêm được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp (6). Ngoài ra, nhóm giảm đau kháng viêm NSAIDs được sử dụng rộng rãi do tính phổ biến và giá rẻ, tuy nhiên lại có thể gây hậu quả trên đường tiêu hóa (10).
Thực tế, men COX gồm có 2 loại, COX-1 và COX-2. Trong khi COX-1 tham gia vào các quá trình bảo vệ viêm mạc dạ dày và duy trì chức năng thận thì COX-2 chỉ xuất hiện khi có tình trạng viêm trong cơ thể. (5)
Các thuốc NSAIDs cổ điển sẽ ức chế cả men COX-1 và COX-2 do đ
ó vừa ngăn chặn viêm nhưng đồng thời sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa (5) và gây ra ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, loét và chảy máu dạ dày (7).
Để hạn chế các biến cố trên đường tiêu hóa do NSAIDs gây ra, bác sĩ thường sẽ chỉ định các thuốc bảo vệ dạ dày (như PPI) cho người bệnh. PPI là thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng giảm quá trình sản xuất acid ở dạ dày (13). Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc NSAIDs trong thời gian dài, bạn lại có nguy cơ bị tổn thương đường tiêu hóa dưới (ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn) do PPI chỉ bảo vệ đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng) (14).
Với những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của hai nhóm thuốc NSAIDs và corticosteroid, chắc hẳn nhiều bệnh nhân viêm khớp bị đau dạ dày sẽ lo sợ và không muốn dùng thuốc (4,5). Tuy nhiên, thấu hiểu nỗi lo lắng này, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các thuốc NSAIDs chỉ ức chế trên men COX-2.
Thuốc NSAIDs ức chế trên men COX-2 cũng có tác dụng giảm đau và kháng viêm như các thuốc NSAIDs trước đây, nhưng nó có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ loét đường tiêu hóa (11) vì chỉ ức chế men COX-2 (chỉ xuất hiện khi có viêm) (5). Không những thế, các thuốc này còn được chứng minh an toàn trên cả đường tiêu hóa trên và dưới (12).
Lầm tưởng về thuốc giảm đau viêm khớp
Bạn có biết rằng:
- Các thuốc giảm đau kháng viêm nhóm NSAIDs (cả nhóm cổ điển và nhóm ức chế chọn lọc COX2) đều có hiệu quả tương đương ở liều điều trị cho từng chỉ định cụ thể (2)
- Tính an toàn trên đường tiêu hóa các thuốc giảm đau kháng viêm khác nhau (15)
- Mỗi ngày có khoảng 30 triệu người trên thế giới sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs (16).
Với những hiệu quả mà thuốc giảm đau kháng viêm mang lại, bạn không nên từ bỏ việc dùng thuốc mà hãy tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, các thuốc NSAIDs đều có ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và tim mạch cho dù người bệnh đã hoặc chưa có các bệnh này. (17) (18) Do đó, nếu bạn có nguy cơ bị đau dạ dày hoặc các vấn đề tim mạch, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc NSAIDs được chứng minh:
- Phù hợp cho riêng bạn
- An toàn hơn cho đường tiêu hóa (19)
- Hiệu quả để duy trì hoạt động hàng ngày của bạn
- Ít ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch (20)
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn nắm bắt giải pháp điều trị cho bệnh nhân viêm khớp bị đau dạ dày. Việc ngại hỏi sẽ khiến bệnh tình trở nên đau đớn và khó kiểm soát. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, đồng thời sử dụng thuốc đúng theo chỉ định để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhé!
Lầm tưởng về thuốc giảm đau viêm khớp
Bạn có biết rằng:
- Các thuốc giảm đau kháng viêm nhóm NSAIDs (cả nhóm cổ điển và nhóm ức chế chọn lọc COX2) đều có hiệu quả tương đương ở liều điều trị cho từng chỉ định cụ thể (2)
- Tính an toàn trên đường tiêu hóa các thuốc giảm đau kháng viêm khác nhau (15)
- Mỗi ngày có khoảng 30 triệu người trên thế giới sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs (16).
Với những hiệu quả mà thuốc giảm đau kháng viêm mang lại, bạn không nên từ bỏ việc dùng thuốc mà hãy tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, các thuốc NSAIDs đều có ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và tim mạch cho dù người bệnh đã hoặc chưa có các bệnh này. (17) (18) Do đó, nếu bạn có nguy cơ bị đau dạ dày hoặc các vấn đề tim mạch, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc NSAIDs được chứng minh:
- Phù hợp cho riêng bạn
- An toàn hơn cho đường tiêu hóa (19)
- Hiệu quả để duy trì hoạt động hàng ngày của bạn
- Ít ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch (20)
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn nắm bắt giải pháp điều trị cho bệnh nhân viêm khớp bị đau dạ dày. Việc ngại hỏi sẽ khiến bệnh tình trở nên đau đớn và khó kiểm soát. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, đồng thời sử dụng thuốc đúng theo chỉ định để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhé!
Xem thêm: Thận ứ nước độ 2 là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị
Tin mới nhất
- Người bị tiểu đường nên uống nước gì là tốt nhất? Top 12 loại nước thường dùng
- Viêm dạ dày mạn tính là gì? Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
- Ho khan lâu ngày không khỏi là bị gì? Có nguy hiểm không?
- 4 sự thật về kem dưỡng trắng da bạn cần biết
- Viêm loét dạ dày là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- 7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh
- Thận ứ nước độ 1 có sỏi, không có sỏi do nguyên nhân nào và cách điều trị
- Viêm tủy xương
- 8 thực phẩm lợi tiểu có thể giúp bạn tránh bị ứ nước
- Nấm lim xanh giá bao nhiêu 1kg đúng nấm lim xanh rừng Tiên Phước