Mách nhỏ các phương pháp chữa đau lưng
Hầu như chúng ta đều từng bị đau lưng một lần trong đời. Đây là một tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng bất cứ ai, ở bất kì độ tuổi nào và xuất phát từ nhiều nguyên nhân(1).
Hầu như chúng ta đều từng bị đau lưng một lần trong đời. Đây là một tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng bất cứ ai, ở bất kì độ tuổi nào và xuất phát từ nhiều nguyên nhân(1).
Bạn có thể bị đau lưng sau một chấn thương, vận động hoặc do một tình vấn đề về sức khỏe gây ra (1). Vậy làm sao để chữa đau lưng hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.
Đau lưng là gì?
Đau lưng là một thuật ngữ chung dùng cho các tình trạng đau ở lưng, bao gồm đau thắt lưng, đau lưng giữa, đau lưng trên và đau thắt lưng kèm đau thần kinh tọa (2). Trong đó, đau thắt lưng là tình trạng thường gặp nhất (3).
Theo nghiên cứu, trên 80% người trưởng thành sẽ bị đau thắt lưng tại bất cứ thời điểm nào trong đời (21). Tình trạng này phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi 30 – 40 và tần suất sẽ gia tăng theo tuổi đến 60 – 65 tuổi (22). Mức độ ảnh hưởng ở nữ giới thường cao hơn nam (23).
Nếu bị đau lưng, bạn sẽ có các triệu chứng nào?
Các triệu chứng đau lưng bạn có thể gặp phải như (4):
- Đau nhức hoặc cứng khớp kéo dài ở bất cứ vị trí nào dọc cột sống
- Đau nhói, đau cục bộ ở cổ, lưng trên hoặc lưng dưới – đặc biệt là sau khi bạn nâng vật nặng hoặc tham gia vào các hoạt động nặng khác (đau ở lưng trên cũng có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc các tình trạng đe dọa tính mạng khác).
- Đau mãn tính ở lưng giữa hoặc dưới, đặc biệt là sau khi bạn ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
- Đau lưng tỏa ra từ thắt lưng đến mông, xuống phía sau đùi, bắp chân và ngón chân
- Không thể đứng thẳng mà không bị đau hoặc co thắt cơ ở lưng dưới
Đau lưng cấp tính xảy ra đột xuất và kéo dài không quá 6 tuần, nguyên nhân có thể do té ngã hoặc nâng vật nặng. Đau lưng mạn tính thì ít phổ biến hơn và thường kéo dài trên 3 tháng (6).
Vì sao bạn bị đau lưng?
Các nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau lưng gồm:
- Căng cơ: Khi nâng vật nặng không đúng tư thế hoặc chuyển động đột ngột, bạn sẽ dễ bị căng cơ lưng. Ngoài ra, tình trạng căng cơ cũng có thể do bạn hoạt động quá sức, như ngồi làm vườn quá lâu hoặc chơi thể thao trong vài giờ (5).
- Các vấn đề về cấu trúc: Bao gồm rách đĩa đệm, lồi đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp (đặc biệt là thoái hóa khớp), cột sống cong bất thường, loãng xương, các vấn đề về thận (sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận) (1).
- Các nguyên nhân khác: Hội chứng chùm đuôi ngựa, ung thư cột sống, nhiễm trùng cột sống, nhiễm trùng ở các cơ quan khác (như bàng quang, thận, viêm vùng chậu…), rối loạn giấc ngủ và bệnh zona (giời leo) (1).
Bên cạnh hiểu rõ nguyên nhân, bạn cũng cần biết bản chất cơn đau lưng. Thông thường, cơn đau thường có hai loại, đó là: (24)
- Đau thụ cảm: thường xuất hiện khi các dây thần kinh thụ cảm bị kích hoạt bởi tình trạng viêm, các hóa chất hoặc các chấn thương vật lý, chẳng hạn như đá ngón chân vào chân ghế. (25)
- Đau thần kinh: thường xuất hiện khi hệ thần kinh bị tổn thương hoặc không hoạt động đúng do bệnh hoặc chấn thương. (25)
Một nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính, trong quần thể bệnh nhân này có đến 37% có biểu hiện dấu hiệu đau thần kinh (26). Đau lưng mãn tính có cả hai thành phần đau thụ cảm và đau thần kinh nhưng phần đau thần kinh thường khó nhận biết và chưa được điều trị đúng đắn. Do đó, kiểm soát đau thần kinh là thách thức (27).
Trong hầu hết trường hợp, cơn đau thắt lưng có thể giảm dần theo thời gian. Thế nhưng, một số người bệnh vẫn có các cơn đau tái phát nhiều lần, kéo dài trong vài năm (29).
Nếu không điều trị hoặc có các biện pháp ngăn những triệu chứng nghiêm trọng hơn, đau thần kinh có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh. Theo thời gian, cơn đau có thể dẫn đến khuyết tật và những biến chứng nặng hơn, như trầm cảm, khó ngủ, lo âu và các tình trạng khác (28).
Bạn có thể bị đau lưng sau một chấn thương, vận động hoặc do một tình vấn đề về sức khỏe gây ra (1). Vậy làm sao để chữa đau lưng hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.
Đau lưng là gì?
Đau lưng là một thuật ngữ chung dùng cho các tình trạng đau ở lưng, bao gồm đau thắt lưng, đau lưng giữa, đau lưng trên và đau thắt lưng kèm đau thần kinh tọa (2). Trong đó, đau thắt lưng là tình trạng thường gặp nhất (3).
Theo nghiên cứu, trên 80% người trưởng thành sẽ bị đau thắt lưng tại bất cứ thời điểm nào trong đời (21). Tình trạng này phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi 30 – 40 và tần suất sẽ gia tăng theo tuổi đến 60 – 65 tuổi (22). Mức độ ảnh hưởng ở nữ giới thường cao hơn nam (23).
Nếu bị đau lưng, bạn sẽ có các triệu chứng nào?
Các triệu chứng đau lưng bạn có thể gặp phải như (4):
- Đau nhức hoặc cứng khớp kéo dài ở bất cứ vị trí nào dọc cột sống
- Đau nhói, đau cục bộ ở cổ, lưng trên hoặc lưng dưới – đặc biệt là sau khi bạn nâng vật nặng hoặc tham gia vào các hoạt động nặng khác (đau ở lưng trên cũng có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc các tình trạng đe dọa tính mạng khác).
- Đau mãn tính ở lưng giữa hoặc dưới, đặc biệt là sau khi bạn ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
- Đau lưng tỏa ra từ thắt lưng đến mông, xuống phía sau đùi, bắp chân và ngón chân
- Không thể đứng thẳng mà không bị đau hoặc co thắt cơ ở lưng dưới
Đau lưng cấp tính xảy ra đột xuất và kéo dài không quá 6 tuần, nguyên nhân có thể do té ngã hoặc nâng vật nặng. Đau lưng mạn tính thì ít phổ biến hơn và thường kéo dài trên 3 tháng (6).
Vì sao bạn bị đau lưng?
Các nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau lưng gồm:
- Căng cơ: Khi nâng vật nặng không đúng tư thế hoặc chuyển động đột ngột, bạn sẽ dễ bị căng cơ lưng. Ngoài ra, tình trạng căng cơ cũng có thể do bạn hoạt động quá sức, như ngồi làm vườn quá lâu hoặc chơi thể thao trong vài giờ (5).
- Các vấn đề về cấu trúc: Bao gồm rách đĩa đệm, lồi đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp (đặc biệt là thoái hóa khớp), cột sống cong bất thường, loãng xương, các vấn đề về thận (sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận) (1).
- Các nguyên nhân khác: Hội chứng chùm đuôi ngựa, ung thư cột sống, nhiễm trùng cột sống, nhiễm trùng ở các cơ quan khác (như bàng quang, thận, viêm vùng chậu…), rối loạn giấc ngủ và bệnh zona (giời leo) (1).
Bên cạnh hiểu rõ nguyên nhân, bạn cũng cần biết bản chất cơn đau lưng. Thông thường, cơn đau thường có hai loại, đó là: (24)
- Đau thụ cảm: thường xuất hiện khi các dây thần kinh thụ cảm bị kích hoạt bởi tình trạng viêm, các hóa chất hoặc các chấn thương vật lý, chẳng hạn như đá ngón chân vào chân ghế. (25)
- Đau thần kinh: thường xuất hiện khi hệ thần kinh bị tổn thương hoặc không hoạt động đúng do bệnh hoặc chấn thương. (25)
Một nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính, trong quần thể bệnh nhân này có đến 37% có biểu hiện dấu hiệu đau thần kinh (26). Đau lưng mãn tính có cả hai thành phần đau thụ cảm và đau thần kinh nhưng phần đau thần kinh thường khó nhận biết và chưa được điều trị đúng đắn. Do đó, kiểm soát đau thần kinh là thách thức (27).
Trong hầu hết trường hợp, cơn đau thắt lưng có thể giảm dần theo thời gian. Thế nhưng, một số người bệnh vẫn có các cơn đau tái phát nhiều lần, kéo dài trong vài năm (29).
Nếu không điều trị hoặc có các biện pháp ngăn những triệu chứng nghiêm trọng hơn, đau thần kinh có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh. Theo thời gian, cơn đau có thể dẫn đến khuyết tật và những biến chứng nặng hơn, như trầm cảm, khó ngủ, lo âu và các tình trạng khác (28).
Những cách nào có thể giúp bạn chữa đau lưng hiệu quả?
Hầu hết các trường hợp đau lưng sẽ khỏi khi bạn nghỉ ngơi và áp dụng một số cách chữa tại nhà nhưng trong một số trường hợp, bạn sẽ cần được điều trị y tế (1, 5).
Chữa đau lưng tại nhà
Chườm nóng có thể giúp làm giảm cơn đau lưng khi nó mới bắt đầu (7). Chườm lạnh có thể giúp giảm sự khó chịu và giảm viêm trong các giai đoạn cấp tính của đau lưng (5). Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên da mà hãy bọc nó vào khăn để tránh da bị tổn thương nhé (5).
Tập thể dục
Nhiều người thường cho rằng không nên tập thể dục khi bị đau lưng. Thực tế, các bài tập như yoga, thể dục dưới nước, đi bộ quãng đường ngắn hoặc các hoạt động ít va chạm có thể giúp giảm bớt cơn đau lưng (8).
Việc duy trì các hoạt động hàng ngày còn giúp bạn nhanh hồi phục hơn. Tuy rằng ban đầu bạn sẽ khá vất vả để vận động, nhưng dần dần bạn sẽ thấy cơn đau giảm dần (7). Tuy nhiên, trong mùa dịch COVID-19 như hiện nay, bạn không nên tập thể dục ở công viên, trung tâm yoga để tránh lây nhiễm bệnh. Thay vào đó, hãy tập tại nhà hoặc đi bộ xung quanh nhà để giúp giảm đau lưng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh (11).
Kiểm soát căng thẳng
Bạn có lẽ cho rằng việc kiểm soát căng thẳng khi bị đau lưng là điều vô lý. Tuy nhiên, bạn có biết căng thẳng có thể kích hoạt tình trạng căng và co thắt cơ, bao gồm cả cơ lưng (8). Đặc biệt khi trong mùa dịch COVID-19, việc hạn chế ra đường sẽ khiến bạn buồn chán, dễ bị căng thẳng hơn.
Do đó, bạn hãy học cách giữ tinh thần luôn thoải mái, bằng cách (8):
- Tập thiền
- Hít thở sâu
- Yoga
Vật lý trị liệu và các liệu pháp thay thế khác
Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, như nhiệt, siêu âm, kích thích điện và các kỹ thuật giãn cơ để giúp giảm đau ở các cơ và mô mềm của lưng (9).
Khi cơn đau được cải thiện, bạn sẽ được tập các bài tập tăng tính linh hoạt, tăng cường sức mạnh cơ lưng và cơ bụng, cải thiện tư thế. Tập luyện thường xuyên còn có thể giúp phòng ngừa cơn đau tái phát (9).
Châm cứu cũng có thể giúp giảm cơn đau thắt lưng mạn tính bằng cách kích hoạt cơ thể giải phóng endorphin, một chất giảm đau tự nhiên, hoặc làm thay đổi các tính chất hóa học trong não để giúp bạn chịu đau tốt hơn (10). Tuy nhiên, để giúp chữa đau lưng hiệu quả, bạn cần phải kết hợp châm cứu với các phương pháp điều trị khác (10).
Phương pháp nắn chỉnh cột sống có thể hiệu quả cho cơn đau thắt lưng cấp tính, nhưng lại không hiệu quả cho cơn đau mạn tính (10).
Điều trị y tế
Những cách nào có thể giúp bạn chữa đau lưng hiệu quả?
Hầu hết các trường hợp đau lưng sẽ khỏi khi bạn nghỉ ngơi và áp dụng một số cách chữa tại nhà nhưng trong một số trường hợp, bạn sẽ cần được điều trị y tế (1, 5).
Chữa đau lưng tại nhà
Chườm nóng có thể giúp làm giảm cơn đau lưng khi nó mới bắt đầu (7). Chườm lạnh có thể giúp giảm sự khó chịu và giảm viêm trong các giai đoạn cấp tính của đau lưng (5). Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên da mà hãy bọc nó vào khăn để tránh da bị tổn thương nhé (5).
Tập thể dục
Nhiều người thường cho rằng không nên tập thể dục khi bị đau lưng. Thực tế, các bài tập như yoga, thể dục dưới nước, đi bộ quãng đường ngắn hoặc các hoạt động ít va chạm có thể giúp giảm bớt cơn đau lưng (8).
Việc duy trì các hoạt động hàng ngày còn giúp bạn nhanh hồi phục hơn. Tuy rằng ban đầu bạn sẽ khá vất vả để vận động, nhưng dần dần bạn sẽ thấy cơn đau giảm dần (7). Tuy nhiên, trong mùa dịch COVID-19 như hiện nay, bạn không nên tập thể dục ở công viên, trung tâm yoga để tránh lây nhiễm bệnh. Thay vào đó, hãy tập tại nhà hoặc đi bộ xung quanh nhà để giúp giảm đau lưng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh (11).
Kiểm soát căng thẳng
Bạn có lẽ cho rằng việc kiểm soát căng thẳng khi bị đau lưng là điều vô lý. Tuy nhiên, bạn có biết căng thẳng có thể kích hoạt tình trạng căng và co thắt cơ, bao gồm cả cơ lưng (8). Đặc biệt khi trong mùa dịch COVID-19, việc hạn chế ra đường sẽ khiến bạn buồn chán, dễ bị căng thẳng hơn.
Do đó, bạn hãy học cách giữ tinh thần luôn thoải mái, bằng cách (8):
- Tập thiền
- Hít thở sâu
- Yoga
Vật lý trị liệu và các liệu pháp thay thế khác
Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, như nhiệt, siêu âm, kích thích điện và các kỹ thuật giãn cơ để giúp giảm đau ở các cơ và mô mềm của lưng (9).
Khi cơn đau được cải thiện, bạn sẽ được tập các bài tập tăng tính linh hoạt, tăng cường sức mạnh cơ lưng và cơ bụng, cải thiện tư thế. Tập luyện thường xuyên còn có thể giúp phòng ngừa cơn đau tái phát (9).
Châm cứu cũng có thể giúp giảm cơn đau thắt lưng mạn tính bằng cách kích hoạt cơ thể giải phóng endorphin, một chất giảm đau tự nhiên, hoặc làm thay đổi các tính chất hóa học trong não để giúp bạn chịu đau tốt hơn (10). Tuy nhiên, để giúp chữa đau lưng hiệu quả, bạn cần phải kết hợp châm cứu với các phương pháp điều trị khác (10).
Phương pháp nắn chỉnh cột sống có thể hiệu quả cho cơn đau thắt lưng cấp tính, nhưng lại không hiệu quả cho cơn đau mạn tính (10).
Điều trị y tế
Khi nào tôi cần làm phẫu thuật để chữa đau lưng?
Thực tế rất ít người làm phẫu thuật để giảm đau lưng. Tuy nhiên, trong các trường hợp cơn đau đã lan xuống chân hoặc các dây thần kinh bị chèn ép gây yếu cơ nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ thường chỉ định phương pháp này khi bạn bị đau do các vấn đề cấu trúc, như hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm, hay các phương pháp điều trị khác không thành công (9).
Những loại thuốc nào bác sĩ thường chỉ định để chữa đau lưng?
Tùy thuộc vào loại đau lưng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc giảm đau thích hợp. Bác sĩ có thể chỉ định NSAIDs, opioids yếu và/hoặc thuốc giãn cơ (9). Paracetamol (acetaminophen) có thể là một lựa chọn nhưng nó không có đặc tính kháng viêm nên sẽ ít hiệu quả trong trường hợp đau lưng do viêm (5).
Đối với cơn đau thắt lưng thần kinh, các thuốc giảm đau thông thường, như paracetamol hoặc NSAIDs, dường như không có hiệu quả (27). Để điều trị, bạn cần phải đến khám ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế.
Vậy tôi nên dùng thuốc nào để chữa đau lưng hiệu quả?
Thực tế, hầu hết các cơn đau lưng đều thuyên giảm khi sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs (5). Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc mà phải có chỉ định từ bác sĩ vì thuốc NSAIDs có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng quá liều (9).
Tôi có thể gặp các tác dụng đường tiêu hóa nào khi dùng NSAIDs không?
Các thuốc NSAIDs hoạt động bằng cách ức chế men COX. Đây là men tham gia vào quá trình gây viêm trong cơ thể. Men COX gồm có COX-1 và COX-2. Trong khi COX-1 luôn có sẵn trong cơ thể, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit và các hóa chất trong đường tiêu hóa, thì COX-2 chỉ xuất hiện khi khớp bị viêm hoặc chấn thương (12).
Do ức chế cả hai men COX-1 và COX-2 nên thuốc NSAIDs cổ điển vừa giúp giảm đau hiệu quả nhưng cũng gây nhiều biến cố trên đường tiêu hóa (12), như viêm, loét, xuất huyết, thủng dạ dày ruột (13). Để giảm các biến cố này, bác sĩ thường chỉ định các thuốc bảo vệ dạ dày, như thuốc ức chế bơm proton (PPI), dùng chung với NSAIDs. PPI có tác dụng giảm quá trình sản xuất axit ở dạ dày và bảo vệ đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày và tá tràng) (14) (15). Tuy nhiên, nếu dùng NSAIDs trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương hoặc chảy máu đường tiêu hóa dưới (ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn) do các thuốc PPI không bảo vệ khu vực này (15).
Vì lý do này, nếu bạn có nguy cơ cao mắc các biến cố trên đường tiêu hóa, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc NSAIDs ức chế men COX-2 nếu khi phải điều trị đau lưng trong thời gian dài (16). Các thuốc NSAIDs thế hệ mới này chỉ ức chế men COX – 2, do đó ít gây biến cố trên cả đường tiêu hóa (17).
Các thuốc NSAIDs có ảnh hưởng đến huyết áp hay tim mạch của tôi không?
Hầu hết NSAIDs đều có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch cho người dùng, dù họ có đang bị tăng huyết áp hay không (18), (19). Tuy nhiên, một số thuốc NSAIDs sẽ ít ảnh hưởng lên huyết áp so với các thuốc NSAIDs khác (20).
Do đó, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc NSAIDs được chứng minh an toàn trên đường tiêu hóa và tim mạch nếu bạn có nguy cơ cao (20), (16).
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người
đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0321
Khi nào tôi cần làm phẫu thuật để chữa đau lưng?
Thực tế rất ít người làm phẫu thuật để giảm đau lưng. Tuy nhiên, trong các trường hợp cơn đau đã lan xuống chân hoặc các dây thần kinh bị chèn ép gây yếu cơ nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ thường chỉ định phương pháp này khi bạn bị đau do các vấn đề cấu trúc, như hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm, hay các phương pháp điều trị khác không thành công (9).
Những loại thuốc nào bác sĩ thường chỉ định để chữa đau lưng?
Tùy thuộc vào loại đau lưng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc giảm đau thích hợp. Bác sĩ có thể chỉ định NSAIDs, opioids yếu và/hoặc thuốc giãn cơ (9). Paracetamol (acetaminophen) có thể là một lựa chọn nhưng nó không có đặc tính kháng viêm nên sẽ ít hiệu quả trong trường hợp đau lưng do viêm (5).
Đối với cơn đau thắt lưng thần kinh, các thuốc giảm đau thông thường, như paracetamol hoặc NSAIDs, dường như không có hiệu quả (27). Để điều trị, bạn cần phải đến khám ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế.
Vậy tôi nên dùng thuốc nào để chữa đau lưng hiệu quả?
Thực tế, hầu hết các cơn đau lưng đều thuyên giảm khi sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs (5). Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc mà phải có chỉ định từ bác sĩ vì thuốc NSAIDs có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng quá liều (9).
Tôi có thể gặp các tác dụng đường tiêu hóa nào khi dùng NSAIDs không?
Các thuốc NSAIDs hoạt động bằng cách ức chế men COX. Đây là men tham gia vào quá trình gây viêm trong cơ thể. Men COX gồm có COX-1 và COX-2. Trong khi COX-1 luôn có sẵn trong cơ thể, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit và các hóa chất trong đường tiêu hóa, thì COX-2 chỉ xuất hiện khi khớp bị viêm hoặc chấn thương (12).
Do ức chế cả hai men COX-1 và COX-2 nên thuốc NSAIDs cổ điển vừa giúp giảm đau hiệu quả nhưng cũng gây nhiều biến cố trên đường tiêu hóa (12), như viêm, loét, xuất huyết, thủng dạ dày ruột (13). Để giảm các biến cố này, bác sĩ thường chỉ định các thuốc bảo vệ dạ dày, như thuốc ức chế bơm proton (PPI), dùng chung với NSAIDs. PPI có tác dụng giảm quá trình sản xuất axit ở dạ dày và bảo vệ đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày và tá tràng) (14) (15). Tuy nhiên, nếu dùng NSAIDs trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương hoặc chảy máu đường tiêu hóa dưới (ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn) do các thuốc PPI không bảo vệ khu vực này (15).
Vì lý do này, nếu bạn có nguy cơ cao mắc các biến cố trên đường tiêu hóa, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc NSAIDs ức chế men COX-2 nếu khi phải điều trị đau lưng trong thời gian dài (16). Các thuốc NSAIDs thế hệ mới này chỉ ức chế men COX – 2, do đó ít gây biến cố trên cả đường tiêu hóa (17).
Các thuốc NSAIDs có ảnh hưởng đến huyết áp hay tim mạch của tôi không?
Hầu hết NSAIDs đều có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch cho người dùng, dù họ có đang bị tăng huyết áp hay không (18), (19). Tuy nhiên, một số thuốc NSAIDs sẽ ít ảnh hưởng lên huyết áp so với các thuốc NSAIDs khác (20).
Do đó, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc NSAIDs được chứng minh an toàn trên đường tiêu hóa và tim mạch nếu bạn có nguy cơ cao (20), (16).
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người
đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0321
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường: Nên và không nên ăn gì?
Tin mới nhất
- U hạt phổi và những điều bạn cần biết
- Gù cột sống
- Huyết trắng và khí hư là gì? Thông tin cần biết
- Mề đay mãn tính là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa ra sao
- Khương hoạt – Dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh bất ngờ
- Quế Nhục
- Ăn quá nhiều chất xơ có tốt cho sức khỏe?
- Dùng nghệ đen chữa đau dạ dày đơn giản, hiệu quả
- 5++ cách xuất nhiều tinh dịch tăng khả năng thụ thai cho nam giới
- Trà Nấm Linh Chi Bí Quyết Thanh Nhiệt Giải Độc Cơ Thể