Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Nguyên nhân và các biến chứng
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không là thắc mắc thường gặp của rất nhiều người khi không may gặp phải vấn đề sức khỏe này. Viêm loét dạ dày có khả năng tác động xấu đến sức khỏe hệ tiêu hóa, thậm chí là tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không là thắc mắc thường gặp của rất nhiều người khi không may gặp phải vấn đề sức khỏe này. Viêm loét dạ dày có khả năng tác động xấu đến sức khỏe hệ tiêu hóa, thậm chí là tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Vậy, viêm loét dạ dày có nguy hiểm không, nguyên nhân viêm loét dạ dày và các biến chứng thường gặp là gì? Cùng Hell Bacsi đi tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì?
Dạ dày bình thường được bao phủ bởi lớp tế bào biểu mô với nhiều chức năng khác nhau: tiết axit, tiết enzyme tiêu hóa thức ăn, bên cạnh đó còn tiết lớp nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit. Khi lớp nhầy này bị giảm hay mất đi, mất cân bằng tiết axit hoặc niêm mạc dạ dày bị tác nhân tấn công trực tiếp sẽ dẫn đến viêm dạ dày, nặng hơn sẽ làm mất lớp niêm mạc này và tổn thương ăn mòn ở lớp sâu hơn tạo nên ổ loét dạ dày.
Đa phần bệnh nhân viêm loét dạ dày có triệu chứng đau âm ỉ, đau quặn từng cơn vùng trên rốn, khó tiêu, diễn ra từng đợt hoặc kéo dài. Bệnh có thể được điều trị hết, không biến chứng nếu được phát hiện sớm và loại bỏ tác nhân gây bệnh. Sau đây là hai nguyên nhân viêm loét dạ dày thường gặp:
1/ Do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)
Trên thế giới, tỉ lệ người nhiễm H. pylori khoảng 60 – 80%. Đối với hầu hết mọi người, vi khuẩn H. pylori thường tồn tại trong dạ dày và không gây ra bất cứ vấn đề gì, chỉ khoảng 10 – 15% người bị nhiễm H. pylori có triệu chứng và tiến triển gây loét dạ dày. H. pylori có khả năng tiết enzym urease làm trung hòa môi trường axit xung quanh, giúp chúng có thể tồn tại trong môi trường axit dạ dày, từ đó xâm nhập qua lớp màng nhầy, kết dính và phá hủy tế bào biểu mô. Điều này khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hình thành vết loét.
2/ Tác dụng phụ của thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)
Các thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng giảm đau kháng viêm như: ibuprofen, diclofenac, naproxen, piroxicam, aspirin thường được kê khi bạn có triệu chứng đau nặng cơ, khớp nếu thuốc giảm đau thông thường như paracetamol không hiệu quả. Nhất là người lớn tuổi có nhiều bệnh lý khớp, tim mạch đi kèm, tỉ lệ loét dạ dày do thuốc khá thường gặp.
Hiện nay, có các loại NSAID ức chế chọn lọc COX-2 giảm tác dụng phụ lên dạ dày. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dù loại nào, nếu liều cao hoặc trong thời gian dài đều có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, giảm khả năng bảo vệ của lớp nhầy và hậu quả dẫn đến viêm loét dạ dày.
Vậy, viêm loét dạ dày có nguy hiểm không, nguyên nhân viêm loét dạ dày và các biến chứng thường gặp là gì? Cùng Hell Bacsi đi tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì?
Dạ dày bình thường được bao phủ bởi lớp tế bào biểu mô với nhiều chức năng khác nhau: tiết axit, tiết enzyme tiêu hóa thức ăn, bên cạnh đó còn tiết lớp nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit. Khi lớp nhầy này bị giảm hay mất đi, mất cân bằng tiết axit hoặc niêm mạc dạ dày bị tác nhân tấn công trực tiếp sẽ dẫn đến viêm dạ dày, nặng hơn sẽ làm mất lớp niêm mạc này và tổn thương ăn mòn ở lớp sâu hơn tạo nên ổ loét dạ dày.
Đa phần bệnh nhân viêm loét dạ dày có triệu chứng đau âm ỉ, đau quặn từng cơn vùng trên rốn, khó tiêu, diễn ra từng đợt hoặc kéo dài. Bệnh có thể được điều trị hết, không biến chứng nếu được phát hiện sớm và loại bỏ tác nhân gây bệnh. Sau đây là hai nguyên nhân viêm loét dạ dày thường gặp:
1/ Do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)
Trên thế giới, tỉ lệ người nhiễm H. pylori khoảng 60 – 80%. Đối với hầu hết mọi người, vi khuẩn H. pylori thường tồn tại trong dạ dày và không gây ra bất cứ vấn đề gì, chỉ khoảng 10 – 15% người bị nhiễm H. pylori có triệu chứng và tiến triển gây loét dạ dày. H. pylori có khả năng tiết enzym urease làm trung hòa môi trường axit xung quanh, giúp chúng có thể tồn tại trong môi trường axit dạ dày, từ đó xâm nhập qua lớp màng nhầy, kết dính và phá hủy tế bào biểu mô. Điều này khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hình thành vết loét.
2/ Tác dụng phụ của thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)
Các thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng giảm đau kháng viêm như: ibuprofen, diclofenac, naproxen, piroxicam, aspirin thường được kê khi bạn có triệu chứng đau nặng cơ, khớp nếu thuốc giảm đau thông thường như paracetamol không hiệu quả. Nhất là người lớn tuổi có nhiều bệnh lý khớp, tim mạch đi kèm, tỉ lệ loét dạ dày do thuốc khá thường gặp.
Hiện nay, có các loại NSAID ức chế chọn lọc COX-2 giảm tác dụng phụ lên dạ dày. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dù loại nào, nếu liều cao hoặc trong thời gian dài đều có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, giảm khả năng bảo vệ của lớp nhầy và hậu quả dẫn đến viêm loét dạ dày.
Yếu tố nguy cơ viêm loét dạ dày
Chế độ ăn không phải là nguyên nhân gây loét dạ dày nhưng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày làm triệu chứng viêm và loét dạ dày của bạn nghiêm trọng hơn như ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, cà phê, lạm dụng rượu bia, căng thẳng thần kinh kéo dài, hút thuốc lá,…
Bên cạnh đó cũng có các loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày như: rau củ, trái cây giàu chất xơ, vitamin A.
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nên những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như :
Chảy máu trong
Loét dạ dày có nguy hiểm không? Câu trả lời là có bởi bệnh có thể gây chảy máu trong, đặc biệt là trong trường hợp vết loét nằm ở vị trí của mạch máu. Có 2 trường hợp chảy máu trong phổ biến như sau:
- Chảy máu rỉ rả: Tình trạng này diễn ra đối với những vết loét nhỏ. Chảy máu nhỏ giọt, liên tục và kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, khó thở, da xanh xao, nhịp tim nhanh.
- Chảy máu ồ ạt: Tình trạng này do vết loét lớn và sâu, làm hỏng các mạch máu. Hậu quả là gây mất máu nghiêm trọng, khiến bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân có màu đen.
Nếu có các triệu chứng như thiếu máu dai dẳng hoặc chảy máu nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân viêm loét dạ dày và cách điều trị phù hợp.
Thủng dạ dày
Một biến chứng viêm loét dạ dày hiếm gặp hơn đó là thủng dạ dày gây viêm phúc mạc. Thủng dạ dày xảy ra khi vết loét ăn xuyên qua thành dạ dày hoặc ruột vào khoang bụng. Triệu chứng phổ biến của viêm phúc mạc là đau bụng đột ngột và rất dữ dội.
Loét dạ dày có nguy hiểm không? Tất nhiên là nguy hiểm. Bởi loét dạ dày gây biến chứng viêm phúc mạc có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn trong dạ dày thoát ra ngoài, lây nhiễm sang niêm mạc bụng. Ngoài ra, bệnh còn dẫn đến nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Viêm phúc mạc dễ dẫn đến suy đa tạng và có thể gây tử vong nếu không được nhập viện cấp cứu và phẫu thuật kịp thời.
Yếu tố nguy cơ viêm loét dạ dày
Chế độ ăn không phải là nguyên nhân gây loét dạ dày nhưng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày làm triệu chứng viêm và loét dạ dày của bạn nghiêm trọng hơn như ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, cà phê, lạm dụng rượu bia, căng thẳng thần kinh kéo dài, hút thuốc lá,…
Bên cạnh đó cũng có các loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày như: rau củ, trái cây giàu chất xơ, vitamin A.
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nên những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như :
Chảy máu trong
Loét dạ dày có nguy hiểm không? Câu trả lời là có bởi bệnh có thể gây chảy máu trong, đặc biệt là trong trường hợp vết loét nằm ở vị trí của mạch máu. Có 2 trường hợp chảy máu trong phổ biến như sau:
- Chảy máu rỉ rả: Tình trạng này diễn ra đối với những vết loét nhỏ. Chảy máu nhỏ giọt, liên tục và kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, khó thở, da xanh xao, nhịp tim nhanh.
- Chảy máu ồ ạt: Tình trạng này do vết loét lớn và sâu, làm hỏng các mạch máu. Hậu quả là gây mất máu nghiêm trọng, khiến bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân có màu đen.
Nếu có các triệu chứng như thiếu máu dai dẳng hoặc chảy máu nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân viêm loét dạ dày và cách điều trị phù hợp.
Thủng dạ dày
Một biến chứng viêm loét dạ dày hiếm gặp hơn đó là thủng dạ dày gây viêm phúc mạc. Thủng dạ dày xảy ra khi vết loét ăn xuyên qua thành dạ dày hoặc ruột vào khoang bụng. Triệu chứng phổ biến của viêm phúc mạc là đau bụng đột ngột và rất dữ dội.
Loét dạ dày có nguy hiểm không? Tất nhiên là nguy hiểm. Bởi loét dạ dày gây biến chứng viêm phúc mạc có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn trong dạ dày thoát ra ngoài, lây nhiễm sang niêm mạc bụng. Ngoài ra, bệnh còn dẫn đến nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Viêm phúc mạc dễ dẫn đến suy đa tạng và có thể gây tử vong nếu không được nhập viện cấp cứu và phẫu thuật kịp thời.
Tắc nghẽn đường ra dạ dày
Trong một số trường hợp, vết loét ở dạ dày bị viêm sưng và gây nên sẹo, có thể gây cản trở quá trình vận chuyển thức ăn thông qua hệ tiêu hóa. Tình trạng này được gọi là tắc nghẽn đường ra dạ dày.
Một số triệu chứng thường gặp của biến chứng loét dạ dày này như sau:
- Nôn nhiều lần, dịch nôn chứa một lượng lớn thức ăn không tiêu, thức ăn cũ
- Cảm giác chướng bụng, đầy hơi dai dẳng
- Cảm thấy rất no dù ăn ít thức ăn hơn bình thường
- Giảm cân.
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chắc hẳn bạn đã có được cho mình câu trả lời chính xác rồi. Nắm được tính chất của căn bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị thích hợp. Duy trì một lối sống khoa học, chế độ ăn uống điều độ chính là “chìa khóa” để bảo vệ sức khỏe dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung nhé!
Tắc nghẽn đường ra dạ dày
Trong một số trường hợp, vết loét ở dạ dày bị viêm sưng và gây nên sẹo, có thể gây cản trở quá trình vận chuyển thức ăn thông qua hệ tiêu hóa. Tình trạng này được gọi là tắc nghẽn đường ra dạ dày.
Một số triệu chứng thường gặp của biến chứng loét dạ dày này như sau:
- Nôn nhiều lần, dịch nôn chứa một lượng lớn thức ăn không tiêu, thức ăn cũ
- Cảm giác chướng bụng, đầy hơi dai dẳng
- Cảm thấy rất no dù ăn ít thức ăn hơn bình thường
- Giảm cân.
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chắc hẳn bạn đã có được cho mình câu trả lời chính xác rồi. Nắm được tính chất của căn bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị thích hợp. Duy trì một lối sống khoa học, chế độ ăn uống điều độ chính là “chìa khóa” để bảo vệ sức khỏe dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung nhé!
Xem thêm: Sinh lý đàn ông tuổi 60 – Nhu cầu có cao và còn mạnh?
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh Quảng Ninh bao nhiêu tiền 1kg với địa chỉ bán nấm lim
- Danh sách 12 loại thuốc trị nấm da tiện dụng, tác dụng nhanh
- Giãn đài bể thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Rối loạn não bộ và hệ thần kinh
- Bạn có nên ngủ bù khi thiếu ngủ không?
- Hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS)
- Top 6 Lợi Ích Của Nấm Linh Chi Dành Cho Trẻ Em
- Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày : Hướng Dẫn, Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm tính mạng?
- 7 bác sĩ hiếm muộn giỏi – Mát tay tại TP HCM
Video
- TIN TỨC UNG THƯ TOP các loại thuốc chữa viêm hang vị dạ dày an toàn, hiệu quả nhất
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 7 cách chăm sóc sức khỏe người bệnh tim mạch mùa dịch Covid-19
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 8 lợi ích nếu bạn dùng mật ong trước khi ngủ
- Cách chế biến bảo quản nấm lim xanh Cách chế biến nấm lim xanh với cách sơ chế nấm lim xanh sử dụng