Bán hạ
Category: Thuốc Chữa Bệnh Phụ Nữ Hits: 2177
Thiền Nguyệt lịch sách Lễ ký nói: Vì thuốc này sinh vào giữa mùa hạ nên gọi là bán hạ. Bán hạ là thân rễ phơi hay sấy khô và chế biến của nhiều cây khác nhau, đều thuộc họ Ráy Araceae.
1.Bán hạ Việt Nam gồm những cây Typhonium divaricatum Decne (Arum divaricatum L., Arum trilobatum Lour), Typhonium trilobatum (Schott).
2.Cây bán hạ Trung Quốc Pinella ternata (Thunb.) Breiter hay Pinellia tuberifera Tenore.
3.Cây chưởng diệp bán hạ Pinellia pedatisecta (Schott).
Xem thêm: Kinh nguyệt không đều
Thuốc trị kinh nguyệt không đều
4.Ngoài ra còn một số cây khác nữa, cần chú ý khi dùng và nghiên cứu. Cũng nên biết rằng mặc dù cùng một cây nhưng tuỳ theo củ to nhỏ khác nhau mà cho vị thuốc tên khác nhau. Ví dụ tại mội số vùng ở nước ta, củ nhỏ của cây bán hạ, còn củ to cùng cây ấy thì lại được khai thác và dùng với tên nam tinh. Việc sử dụng này không những lẫn lẫn trong nước, mà ta còn xuất khẩu nữa, do sự lẫn lộn như vậy cho nên cũng không thể căn cứ vào vị bán hạ nhập nội mà khẳng định là do cây này vì ta có thể nhập vị bán hạ mà ta đã xuất sang Trung Quốc
A.Mô tả cây
Cây bán hạ Việt Nam Typhonium trilobatuum còn gọi là củ chóc, lá ba chìa, cây chóc chuột, là một loại cỏ không có thân, có củ hình cầu đường kính tới 2cm. Lá hình tim, hay hình mác, hoặc chia 3 thùy dài 4-15cm rộng 3,5-9cm, Bông mo với phần hoa đực dài 5- 9mm, phần trần dài 17-27mm. Quả mọng, hình trứng dài 6mm .
Cây bán hạ Trung Quốc (Pinellia ternata Thunb.) Breicer khác cây bán hạ Việt Nam ở chỗ thùy xẻ sâu rõ rét hơn. Mặc dầu gọi là bán hạ Trung Quốc để phân biệt với bán hạ “Việt Nam”, nhưng có người nói đã thấy cây này mọc ở Lào Cai nhưng chưa được khai thác.
Cây chưởng diệp bán hạ (Pinellia pedatisecta Schott) khác những cây trên ở lá chia thành chín thùy khía sâu.
B.Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bán hạ ở Việt Nam mọc hoang ở khắp những nơi đất ẩm ở nước ta từ Nam chí Bắc. Còn mọc ở Ấn độ. Trung Quốc, Nhật bản.
Người ta đào rễ (củ), rửa sạch đất cát, lựa củ to (gọi là nam tinh), củ nhỏ (gọi là bán hạ). Có thể dùng tươi (thường chỉ dùng giã đắp lên nơi rắn độc cắn), thường dùng khô có chế biến. Có nhiều cách chế biến mục đích theo quan niệm đông y để giảm bớt độ độc (tẩm cam thảo) hay tăng tác dụng chữa ho (tẩm gừng hay bồ kết). Sau đây là một số cách chế biến thường thấy:
1.Tẩm cam thảo và bồ kết. Củ chóc (bán hạ Việt Nam) rửa sạch ngâm nước trong 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần cho đến khi nước trong hẳn.
Cứ 1kg bán hạ thêm 0,1 kg cam thảo, 0,1kg bồ kết và nước cho đủ ngập rồi đun cho đến khi cạn hết nước, vớt ra phơi hay sấy khô. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng chúng ta biết cam chảo có tác dụng giảm độc, trừ ho. bồ kết cũng có tác dụng chữa ho.
2. Tẩm gừng và phèn chua. Cù bán hạ cũng rửa sạch và ngâm nước như trên cho tới khi nuớc trong. Cứ 1kg bán hạ thì thêm 50g phèn chua, và 300g gừng tươi giã nhò thêm nước vào cho ngập. Ngâm trong 24 giờ. lấy ra rửa sạch. Đồ cho chín. Thái mỏng. Lại tẩm nước gừng: Cứ 1kg bán hạ thêm 150g gừng tươi già nát, thêm ít nước, vắt lấy nước và cho bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra sao vàng là dùng được. Phèn chua có tác dụng làm cho hết nhớt.
Chúng ta biết rằng gừng cũng có tác dụng chữa ho. Còn cách chế biến có cần như vậy không, còn phải nghiên cứu thí nghiệm thêm.
Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân thấy có ghi về chế bán hạ như sau: Phàm dùng bán hạ phải đem ngâm nước nóng chừng nửa ngày cho hết nhớt, nếu không thời có độc, uống vào ngứa cổ không chịu được. trong các bài thuốc người ta dùng hán hạ kèm theo cả sinh khương (gừng tươi) là vì sinh khương chế được chất độc của bán hạ. Trong bài thuốc bán hạ dược điển trung quốc ghi bán hạ không chế dùng cùng sinh khương.
Theo tài liệu cổ (Lôi Học tức Lôi Công) cũng ghi theo Bản thảo cương mục, người ta chế bán hạ như sau: Bán hạ 120g, bạch giới tử 80g, dấm chua 200g; cho bạch giới tử giã nhỏ vào dấm quấy đều, thêm bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra rửa sạch hết nhớt mà dùng.
Một phương pháp khác: Rửa sạch bán hạ, dùng nước nóng ngâm. thay nước luôn cho hết nhớt, thái mỏng, tầm nước gừng, sấy thật khô mà dùng. Có thể tán nhỏ thành bột trộn với nước ép gừng, phơi khô dùng.
Như vậy phương pháp ghi trong sách cổ cũng gần như phương pháp ta thường làm nhưng chỉ thêm bạch giới tử cũng là mộr vị thuốc chữa ho.
Do phuơng pháp bào chế bán hạ chưa thống nhất như vậy, cho nên khi nghiên cứu
cần phải chú ý.
Bán hạ thu hoạch từ mùa hạ đến thu đông.
Đào về rửa sạch đất cát, đãi sạch vỏ mỏng ngoài, ngâm nước phèn cho sạch nhớt, phơi khôlà được. Chỉ khi nào bào chế để dùng mới theo nhưng phương pháp nói trên.
C. Thành phần hóa học
Bán hạ Việt Nam và chưởng diệp bán hạ chưa thây có tài liệu nghiên cứu.
Bán hạ Trung Quốc, theo Lý Thừa Cố (Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám) có một ít tinh dầu 0,003-0,013%, một chất ancaloid, một ancol, một chất cay, phytosterol. Ngoài ra còn dầu béo, tinh bột, chất nhầy.
Theo Quôc Lập Sơn Đông đại học, hệ hoá học (năm 1934, số 3: 463 477), trong bán hạ có một chất cay dễ tan trong ête etylic, dung dịch trong êtc có phản ứng ancaloid, nhiệt có tác dụng làm giảm độ cay.
D.Tác dụng dược lý
Tác dụng chữa ho: Theo báo Trung Hoa y học tạp chí (1954, 5: 325-330) sau khì dùng 1ml cồn iốt 1% gây ho cho mèo, rồi đùng nước sắc bán hạ 20% (1ml tương ứng với 0,2g bán hạ) thì thấy với liều 0,6 g bán hạ trên 1kg thể trọng tác dụng chữa ho rõ rệt. Liều ấy cho kết quả tương đương với liều codein phoiphat 1g/ 1kg.
Theo Linh Mộc Đạt (Nhật Bản 1931) tác dụng của bán hạ là do ancol và ancaloit bay hơi có tác dụng ức chế trung khu và mạt tiểu thần kinh.
Tác dụng chống nôn: Kinh Lợi Bàn (1935) đã thí nghiệm trên 6 con chó nặng từ 11,5 đến 28kg. Mỗi con tiêm vào da từ 0,01 g apomocphin để gây nôn. Cách một ngày tiêm một lần, tất cả tiêm 4 lần. Đến lần tiêm thứ hai thì đồng thời tiêm 5ml dung dịch nước bán hạ (1ml tương ứng với 1g bán hạ): lần thứ 3 trước hết tiêm 5ml dung dịch hán hạ, 5 phút sau tiêm apomocphin; lần thứ 4, trước hết tiêm 5ml dung dịch bán hạ và 15 phút sau tiêm apomocphin. Kết quả lần thứ nhất bình quân nôn 13 lần, tiếp tục luôn trong 31 phút 15 giây. Lần thứ hai nôn 2 lần, liên trong 15 phút 28 giây. Lần thứ 3 nôn 3 – 6 lần liên tục 15 phút 40 giây. Lần thứ 4 nôn 2 lần liên tục trong 13 phút 11giây. Do đó tác giả đi tới kết luận là bán hạ có khả nâng ức chế gây nôn do apomocphin. Theo Linh Mộc Đạt (1931) tác dụng chống nôn là do phytosterrol của bán hạ.Tuy nhiên nếu uống bán hạ sống ngược lại, lại gây nôn. phải chăng đun nóng có tác dụng làm mất chất gây nôn trong bán hạ theo như sách cổ có ghi ?
Độc tính: Theo dược lý đích sinh dược học (Nhật Bản 1933) dịch chiết cồn bán hạ gây cho con vật co cắp mà chết. Tác dụng này giống như do tác dụng hưng phấn của bán hạ đối với mạt tiểu thần kinh.
E.Công dụng và liều dùng
Bán hạ còn là một vị thuốc dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa phụ nữ có thai bị nôn mửa hoặc chữa nôn trong trường hợp viêm dạ dày mãn tính.
Nó còn là một vị thuốc chữa ho (làm cho long đờm), chữa nhức đầu, đau dạ dày mãn tĩnh. Ngày dùng 1,5 đến 4g; có thể dùng tới liều từ 4 đến 12g bán hạ đã chế biến hoặc hơn nữa (xem phần đơn thuốc có bán hạ dưới đây). Dùng ngoài, tuỳ theo liều lượng và dùng tươi, giã nát đắp lên nơi đau.
Trong sách cổ ghi về tính chất và tác dụng của vị bán hạ như sau: Vị cay, ôn, có độc; có tác dụng táo thấp (làm khô ẩm thấp), hoá đàm, giáng nghịch (làm hạ hơi đưa lên) hết nôn. Dùng trong những trường hợp nôn mửa, đờm thấp, hen suyễn, đau nhức, đâu váng, không ngủ; dùng ngoài có tác dụng tiêu thũng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Vị bán hạ phản với ô đầu, thảo ô.
Đơn thuốc có vị bán hạ dùng trong nhân dân
Đơn thuốc có vị bán hạ ghi trong Dược điển Trung Quốc 1953: bột bán hạ 80g, bột gừng sống 50g, nước 3000ml đun sôi và sắc cho đến khi cạn còn 1000ml; lọc qua bông và dùng nước cất pha thêm vào cho đủ 1000ml.Theo Dược điển Trung Quốc mỗi lần dùng 100-300ml, trung bình mỗi ngày dùng 200-600ml tương ứng với 8-24g hoặc16-18 g bán hạ. Chữa ho và nôn mửa khi có thai.
Tiểu bán hạ gia phục linh thang (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh): Bán hạ 8g, phục tinh 6g, sinh khương 3g, nướt 300ml; sắc còn100ml. Uống dần trong ngày, chữa phụ nữ có thai, nôn mửa.
Đơn khác dùng chữa hen suyễn, nặng mặt, nằm không được, muốn nôn ọe, bụng dưới nôn nao, cũng dùng chữa nôn: Bán hạ chế 40g, sinh khuơng 20g nước 600ml, sắc còn 200ml chia nhiều lần uống trong ngày. Liều dùng bán bạ ở đây so với đơn tiểu bán hạ có cao hơn, nên uống từ từ, vừa uống vừa nghe, thấy chịu thì uống nữa. Trẻ con ngất bất tỉnh: Sinh bán hạ 4g, bồ kết 2g, tất cả tán nhỏ thổi vào mũi.
Xem thêm: Xét nghiệm peptide C nhằm theo dõi bệnh tiểu đường
Tin mới nhất
- Cách chữa đau lưng bằng lá và cây đinh lăng bạn nên thử
- Tăng aldosteron nguyên phát
- Các bài thuốc đông y điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
- BẤT NGỜ dấu hiệu triệu chứng của ung thư dạ dày qua các giai đoạn
- 10 nguyên nhân khiến miệng có vị mặn
- Cách dùng nấm lim trị bệnh hiệu quả và tác dụng rượu nấm lim xanh
- Trào ngược dạ dày ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Đi ngoài ra máu tươi nhưng không thấy đau là bệnh gì?
- Phòng và điệu trị bệnh viêm não nhật bản
- Nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg và nấm lim xanh mua ở đâu uy tín
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Yếu sinh lý nam nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện?
- TIN TỨC UNG THƯ Cách ngâm rượu dâu tây: thức uống mới lạ mùa lễ hội
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Top 10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng các vị thuốc nam
- TIN TỨC UNG THƯ Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân, cách khắc phục, phòng ngừa