Nổi mề đay khi mang thai: Cách điều trị & lưu ý quan trọng cho bà bầu

Nổi mề đay khi mang thai gây ngứa ngáy dữ dội, khiến bà bầu mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả là điều cần thiết với mỗi bà bầu. 

Trong bài viết dưới đây, TTƯT, BS Lê Phương – Giám đốc chuyên môn CTCP Bệnh viện Quân dân 102, nguyên PGĐ chuyên môn tại Bệnh viện YHCT Hà Đông sẽ giải đáp, tư vấn cụ thể về bệnh lý này, đồng thời gợi ý  cho các mẹ bầu giải pháp khắc phục bệnh đảm bảo an toàn, hiệu quả cho cả mẹ và bé. 

Tình trạng nổi mề đay khi mang thai là gì? Thường gặp ở giai đoạn nào?

Bác sĩ Lê Phương cho biết, nổi mề đay khi mang thai là tình trạng da của thai phụ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Bệnh xuất hiện do hệ miễn dịch của các thai phụ bị phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây dị ứng. Khi đó, cơ thể sẽ tự động sản sinh histamin – yếu tố trung gian gây ngứa ngáy, nổi mẩn. 

Hình ảnh nổi mề đay khi mang thai

Nổi mề đay khi mang thai được chia thành hai giai đoạn chính gồm có: 

  • Nổi mề đay cấp tính: Tình trạng các triệu chứng mề đay xuất hiện đột ngột, kéo dài vài giờ, hay dưới 6 tuần. Có thể tự hết mà không cần điều trị. 
  • Mề đay mãn tính: Tình trạng bệnh bùng phát theo đợt, tái phát nhiều lần. Bệnh kéo dài hơn 6 tuần, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm, cần có biện pháp điều trị can thiệp. 

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nổi mề đay rơi vào khoảng 0,25-1%, thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai lần đầu. Nổi mề đay thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ do đây là thời điểm thai phụ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ bị nổi mề đay khi mang thai tháng cuối, nhất là tháng thứ 7, thứ 8. 

Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai

Nổi mày đay khi mang thai tháng đầu và tháng cuối thai kỳ thường đi kèm với nhiều dấu hiệu khác nhau. Trong đó, BS Lê Phương lưu ý một số dấu hiệu thường gặp mà mẹ bầu cần lưu ý gồm: 

  • Xuất hiện các nốt phát ban đỏ, hồng trên da. Một số trường hợp xuất hiện nốt mẩn đỏ màu trắng nhạt. Các nốt sẩn này có kích thước khác nhau, có thể xuất hiện ở một vị trí lúc đầu sau đó lan khắp cơ thể. 
  • Nổi mề đay đi kèm với các cơn ngứa ngáy âm ỉ, dữ dội, da nóng rát, đau nhức. Mức độ các cơn đau tăng dần vào ban đêm và chiều tối. 
  • Các nốt mẩn ngứa khá đa dạng, không có tính đồng nhất. 
  • Một số trường hợp nhẹ, thai phụ có thể bị sưng phù ở môi, mí, mắt,…

Ngoài ra, bị nổi mề đay khi mang thai còn có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt, đau họng, đau đầu, khó thở, ra khí hư,… 

Nguyên nhân bà bầu bị ngứa nổi mề đay 

Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai chủ yếu do những thay đổi đột ngột về tâm lý và cơ thể của người phụ nữ. Một số các tác nhân chính gây mề đay thai kỳ phải kể tới: 

  • Thay đổi nội tiết tố: Trong thời gian mang thai nhất là những tháng đầu của thai kỳ, lượng hormone gia tăng đột ngột có thể kích thích gây mẩn ngứa nổi mề đay. 
  • Căng thẳng, stress: Tâm lý thay đổi căng thẳng, lo lắng trong thai kỳ là điều kiện thuận lợi cho mề đay khởi phát. 
  • Sức đề kháng suy giảm: Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường yếu hơn do đó dễ bị mề đay thai kỳ. 
  • Thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng thay đổi đột ngột có thể khiến bà bầu dễ nổi mề đay. 
  • Do thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là giai đoạn chuyển mùa khiến cơ thể thai phụ không kịp thích ứng, từ đó sinh ra mẩn ngứa.
  • Do thuốc: Việc bổ sung nhiều loại thuốc vắc-xin, thuốc bổ có thể khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa, mề đay. 
  • Do vùng bụng giãn nhiều: Mang thai khiến vùng da bụng bị kéo căng, giãn ra khiến các mô tổn thương từ đó dẫn tới phát ban, ngứa ngáy. 
  • Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Một số bà bầu khi tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, mỹ phẩm, lông động vật,… có thể bị kích ứng dẫn tới  nổi mề đay.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, nổi mề đay khi mang thai còn xuất hiện do môi trường ô nhiễm, cơ địa nhạy cảm, mỹ phẩm, các bệnh về gan, nhiễm ký sinh trùng…

Trong khi đó, YHCT lại có góc nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay. Theo đó, BS Lê Phương chia sẻ, Đông y gọi nổi mề đay là “Ẩn chẩn” hay “Phong chẩn khối”. Tình trạng này xảy ra do cả yếu tố nội nhân và ngoại nhân.

  • Yếu tố ngoại nhân: Đây còn được gọi là nhóm nguyên nhân trực tiếp từ môi trường tác động lên cơ thể người bệnh (Phong, hàn, tà, nhiệt…). Hay đây chính là các dị nguyên gây dị ứng nổi mề đay như bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hoa, hóa chất, gió lạnh….
  • Yếu tố nội nhân: Hay còn gọi là nguyên nhân gốc gây ra bệnh. Nhắc tới nổi mề đay, phần lớn người bệnh nghĩ ngay tới do gan bị nóng, cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh… Tuy nhiên thực tế gây ra tình trạng này do tạng phế, tạng can, tạng tỳ… bị suy giảm chức năng. Trong đó đóng vai trò chủ đạo nằm ở tạng phế bởi Phế Chủ Bì Mao. Do đó, muốn loại trừ gốc bệnh cần phải tập trung bồi bổ chức năng các tạng phủ, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Xuất phát từ quan niệm khác nhau về nguyên nhân gây bệnh, Tây y và Đông y trị bệnh nổi mề đay theo nguyên lý, cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ƯU, NHƯỢC điểm riêng. 

Tây y có thế mạnh xử lý tình trạng mề đay cấp tính, nhưng lại hạn chế với nhóm bệnh nhân là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… Trong khi đó, Đông y là biện pháp đẩy lùi được gốc bệnh, vì vậy phương pháp này tối ưu hơn với những người bệnh mãn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai – là giải pháp đảm bảo yếu tố AN TOÀN – HIỆU QUẢ LÂU DÀI – KHÔNG TÁI PHÁT BỆNH.

Bà bầu nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bị nổi mề đay khi mang thai là tình trạng không hiếm, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé. Theo các nghiên cứu có hơn 70% trường hợp nổi mề đay khi mang thai thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số bà bầu do hệ miễn dịch kém hay cơ địa nhạy cảm, nổi mề đay mẩn ngứa sẽ kéo dài vài tuần thậm chí vài tháng.

Nổi mề đay khi mang bầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tâm lý bà bầu

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, mề đay nếu không sớm điều trị, xử lý có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Tình trạng này có thể khiến những bà bầu dễ bị suy nhược, nhiễm trùng da, stress, mất ngủ kéo dài, suy hô hấp, phù mạch, thậm chí tăng nguy cơ sinh non,… Với thai nhi, nổi mề đay ở mẹ có thể khiến bé kém phát triển, sinh ra dễ bị mề đay bẩm sinh, hở hàm ếch, mắc bệnh về mắt, thiếu máu não, chân tay thiếu ngón,…

Do vậy, khi bị nổi mề đay thai kỳ, bà bầu không nên chủ quan, cần đến các cơ sở y tế khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và xử lý bệnh kịp thời. 

Cách chữa nổi mề đay khi mang thai 

Để giảm triệu chứng ngứa ngáy và tổn thương do nổi mề đay gây nên, thai phụ có thể áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi, mức độ tổn thương da, các bà bầu có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp.

1. Áp dụng mẹo dân gian chữa nổi mề đay khi mang thai 

Để khắc phục tình trạng mẩn ngứa, khó chịu do nổi mề đay gây nên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tắm nước mát giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ, nổi mẩn trên da. 
  • Dùng khăn lạnh, đá lạnh chườm lên vùng da bị nổi mề đay 15-20 phút nhằm giảm viêm ngứa. 
  • Dùng kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm triệu chứng bệnh 
  • Có thể sử dụng trà thảo mộc như trà bạc hà, gừng, hoa cúc để giải dị ứng, giảm ngứa da.

Ngoài ra, các bà bầu có thể áp dụng một số thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng nổi mề đay như nha đam,ngải cứu, lá hẹ, rau má, diếp cá,…

  • Dùng nha đam: Dùng nha đam tươi thoa lên vùng da bị nổi mề đay nhằm giảm ngứa, viêm. Thoa 2-3 lần/ ngày cho tới khi tình trạng nổi mề đay thuyên giảm.
  • Ngâm bột yến mạch: Dùng bột yến mạch pha với nước rồi thoa lên da giúp giảm ngứa và phục hồi da tự nhiên. 
  • Chườm lá ngải cứu: Dùng lá ngải cứu tươi rửa sạch, khi ráo nước cho rang cùng muối hạt. Sử dụng khăn mỏng bọc hỗn hợp ngải cứu và muối chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện hàng ngày giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Mẹo dân gian sử dụng dược liệu tự nhiên nên hầu hết đều an toàn, lành tính với thai phụ. Tuy nhiên, dược tính của biện pháp này còn hạn chế. Vì vậy nếu đã áp dụng các mẹo này mà bệnh vẫn không thuyên giảm, mẹ bầu cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng, tìm ra gốc bệnh và điều trị hiệu quả. Tránh việc để lại những hậu quả, tác  động xấu lên sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

2. Chữa nổi mề đay bằng thuốc Tây y 

Nếu tình trạng nổi mề đay nặng, các biện pháp xử lý tại nhà không đáp ứng, bà bầu có thể sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị. Các loại tân dược chữa mề đay giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát và kháng viêm hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ có cách kê đơn thích hợp. Một số loại thuốc được sử dụng chủ yếu phải kể tới: 

  • Thuốc kháng histamin: Có thể sử dụng dạng uống và dạng bôi, giúp ngăn ngừa các phản ứng histamin.
  • Thuốc Corticoid: Có thể dùng đường uống và bôi ngoài da.
  • Kem bôi ngoài da tại chỗ: Giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát do bệnh gây ra. 
  • Thuốc Steroid bôi da: Giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, một số trường hợp có thể được chỉ định dùng thuốc dạng uống. 

Lưu ý, các loại thuốc tân dược có hoạt lực mạnh, do đó có thể đi kèm với tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, suy gan, thận, đau dạ dày,… Một số thuốc chứa corticoid có thể hấp thu qua da gây ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, thai phụ không nên tự ý mua thuốc về dùng. Chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu gì khác thường khi dùng thuốc, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

3. Điều trị nổi mề đay khi mang thai bằng Đông y 

Chữa nổi mề đay bằng Đông y là phương pháp được nhiều bà bầu lựa chọn bởi phương pháp này có thể chữa bệnh tận gốc, mang tới hiệu quả lâu dài, bền vững, an toàn không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của  mẹ và bé.

Các bài thuốc Đông y chữa nổi mề đay sử dụng thành phần là những thảo dược có tính kháng sinh tự nhiên. Dược liệu được kết hợp theo tỷ lệ nhất định, phù hợp với cơ địa và thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, thuốc Đông y thường có tác dụng chậm, yêu cầu người bệnh cần sử dụng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tìm tới các cơ sở khám chữa uy tín để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Hiện nay, không khó để tìm được một bài thuốc, địa chỉ chữa mề đay bằng Đông y. Nhưng để tránh sử dụng phải dược liệu kém chất lượng thì các mẹ bầu chỉ nên lựa chọn những bài thuốc đã được kiểm chứng tại những đơn vị khám, chữa bệnh uy tín. Đơn cử là Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 với Liệu trình điều trị nổi mề đay khi mang thai bằng thuốc nam AN TOÀN, LÀNH TÍNH và HIỆU QUẢ.

Bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang CHỮA DỨT ĐIỂM mề đay khi mang thai – AN TOÀN cho mẹ và bé

Kế thừa những tinh hoa y học cổ truyền, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Quân dân 102 đã nghiên cứu, hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang đặc trị mề đay, mẩn ngứa an toàn, phù hợp với mọi đối tượng, trong đó có phụ nữ mang thai. Với cơ chế tác động toàn diện, thành phần 100% thảo dược tự nhiên, bài thuốc đã trở thành giải pháp trị mề đay được nhiều mẹ bầu tin dùng, đánh giá cao.

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc điều trị mề đay khi mang thai an toàn, hiệu quả
Người bệnh đánh giá cao bài thuốc chữa mề đay khi mang thai Tiêu ban hoàn bì thang

Sở dĩ Tiêu ban hoàn bì thang mang đến kết quả điều trị mề đay khả quan và nhận được những feedback tích cực kể trên là nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố như:

Tuyệt đối an toàn cho mẹ và bé nhờ dược liệu SẠCH, lành tính, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang đã được Trung tâm Phòng chống độc, Học viện Quân Y kiểm nghiệm về độ an toàn, lành tính với mọi đối tượng và được phép ứng dụng rộng rãi.

Để hoàn thiện bài thuốc, các chuyên gia, bác sĩ tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân đã phân tích hàng trăm phương thuốc cổ và các tài liệu y học cổ truyền, từ đó tuyển chọn ra 27 loại dược liệu lành tính, không chứa độc tính cũng như khả năng gây hại tới mẹ và bé.

Nhằm chủ động nắm bắt rõ chất lượng, nguồn gốc dược liệu, Quân dân 102 đã phát triển hàng nghìn hecta vườn dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO và tiên phong trong việc đầu tư, ứng dụng các công nghệ cao trong quá trình trồng, bào chế và bảo quản thuốc.

Quân dân 102 tự chủ trong việc phát triển vườn dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO

Nhờ vậy, phụ nữ mang thai có thể hoàn toàn yên tâm, không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng tới mẹ và bé trong quá trình sử dụng thuốc.

Cơ chế tác động “kép” BỔ CHÍNH – KHU TÀ, loại bỏ mề đay triệt để từ gốc tới ngọn

Không chỉ đảm bảo yếu tố AN TOÀN cho phụ nữ mang thai, Tiêu ban hoàn bì thang còn có khả năng điều trị mề đay tận gốc, triệt để, ngăn ngừa mề đay tái phát phát dai dẳng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Để làm được điều này, các bác sĩ Quân dân 102 đã nghiên cứu và kết hợp 27 vị thuốc Nam theo nguyên tắc BỔ CHÍNH – KHU TÀ, giúp bài thuốc mang đến công dụng toàn diện:

  • Đẩy lùi tà khí, thanh nhiệt, giải độc, khu phong, tán hàn, giảm ngứa, giảm sưng, tiêu viêm, loại bỏ triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Nâng cao chính khí, tăng cường chức năng gan, thận, dưỡng tâm, an thần, bổ huyết, dự phòng mề đay tái phát.
Thành phần và cơ chế hoạt động của Tiêu ban hoàn bì thang chữa mề đay

Liệu trình khoa học, được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với cơ địa, tình trạng của mẹ bầu

Nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả điều trị mề đay tối ưu cho phụ nữ mang thai, các bác sĩ Quân dân 102 sẽ tiến hành thăm khám bằng hình thức Đông – Tây Y kết hợp, gồm các bước: Bắt mạch, soi da, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…

Qua đó, tình trạng, mức độ bệnh sẽ được nắm bắt chuẩn xác, giúp bác sĩ xây dựng liệu trình điều trị mề đay khi mang thai với Tiêu ban hoàn bì thang gồm 2 giai đoạn chính: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN, NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG

2 giai đoạn trong phác đồ mề đay Quân dân 102 được tối ưu một cách khoa học

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng tiến hành gia giảm thành phần thuốc hợp lý nhất với mỗi cá nhân. Điều này giúp Tiêu ban hoàn bì thang phát huy hiệu quả tối đa, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng

Bác sĩ Lê Phương – Người đứng đầu công trình nghiên cứu bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang cho biết: ‘’Với phụ nữ mang thai, chúng tôi sẽ kê đơn bổ sung các dược liệu bổ máu, an thần, dưỡng thai như bồ công anh, hoa cúc, sinh khương,… nhằm tăng cường sinh lực, nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể mẹ trước các tác nhân gây hại, đồng thời vẫn an toàn và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.”

Ngoài ra, Tiêu ban hoàn bì thang cũng có mùi thơm, rất dễ uống, phù hợp với phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Thuốc cũng được bào chế dưới dạng sắc sẵn hoặc cao cô đặc, tiện lợi khi sử dụng. Chính vì thế, bài thuốc là lựa chọn tối ưu được chị em phụ nữ mang thai tin tưởng, lựa chọn.

Để biết liệu trình điều trị mề đay khi mang thai chi tiết, chính xác nhất với trường hợp của mình, liên hệ ngay Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 và nhận tư vấn:

  • Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
  • Hotline: 0888.598.102 (HN) – 0888.698.102 (HCM)
  • Website: benhvienquandan102.org
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienquandan102/

XÓA BỎ NỖI LO NỔI MỀ ĐAY KHI MANG THAI VỚI CHUYÊN GIA QUÂN DÂN 102

XEM THÊM:

  • Nổi mề đay khi mang thai dùng thuốc Tiêu ban hoàn bì thang có ảnh hưởng gì không?
  • [NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT] Hành trình “thoát” mề đay khi mang thai an toàn, không kháng sinh, không corticoid

Những thực phẩm hỗ trợ trị nổi mề đay khi mang thai

Với bệnh mày đay nói riêng và các bệnh da liễu nói chung, chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới tình trạng và hiệu quả điều trị. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa phù hợp, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Cụ thể, cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Thực phẩm nên tránh khi bị nổi mề đay 

Bà bầu cần tránh một số thực phẩm có tính cay nóng, nhiều đạm bởi chúng có thể khiến tình trạng nổi mề đay trầm trọng hơn. Cụ thể:

  • Hạn chế thực phẩm giàu đạm: Những món ăn giàu đạm như cá biển, thịt bò, lạp xưởng, sữa, đồ hộp,… có thể gây kích ứng, khiến cơ thể khó tiếp nhận, chuyển hóa. Chúng cũng có thể khiến bà bầu bị nổi mề đay cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy hơn.
  • Kiêng thực phẩm cay nóng: Những món cay nóng, nhiều ớt, hạt tiêu, đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ khiến bộ phận tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Điều này cũng tăng thêm sức nặng cho gan, khiến khả năng thải độc, thanh nhiệt của gan bị suy giảm từ đó tạo điều kiện cho mề đay phát triển. 
  • Không ăn thực phẩm quá mặn hay quá ngọt: Đồ ăn nhiều đường, muối có thể làm tăng phản ứng kích ứng thần kinh ngoại biên, từ đó gây ra các nốt mẩn đỏ, khiến tình trạng nổi mề đay trầm trọng hơn. Những thực phẩm này nếu ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe thai phụ nói chung. 
  • Không sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa chất kích thích: Bà bầu nên tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt, đồ uống có gas,… Bởi đây là những thực phẩm có thể khiến các triệu chứng của mề đay trầm trọng hơn.

2. Thực phẩm bà bầu nên ăn khi bị mề đay 

Để hạn chế các triệu chứng của bệnh, giúp tăng khả năng phục hồi, thai phụ nên bổ sung một số thực phẩm như sau: 

  • Thực phẩm nhiều vitamin A,C,E,..: Ăn nhiều rau củ, trái cây,… là cách giúp thai phụ tăng cường sức đề kháng từ đó cải thiện tình trạng nổi mề đay. Những thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó tăng khả năng đào thải độc tố trong cơ thể, giúp loại bỏ các triệu chứng nổi mề đay hiệu quả. 
  • Thực phẩm có tính kháng viêm: Một số thực phẩm có tính kháng viêm tốt cho bà bầu phải kể với tỏi, nghệ,… Những thực phẩm này giúp tiêu viêm giải độc từ đó giảm nhanh các triệu chứng của mề đay như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
  • Sử dụng thực phẩm giàu omega-3: Các thực phẩm giàu omega-3 như đậu nành, rau xanh, cá,… giúp tăng khả năng kháng viêm, giải độc cơ thể. 
  • Thực phẩm chứa nhiều Quercetin: Quercetin là hoạt chất có nhiều trong súp lơ xanh, hành tây,… giúp cân bằng tế bào mast chứa histamin –  một trong những tác nhân gây ra mề đay.
  • Uống nhiều nước: Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng thải độc tố của cơ thể. 

Lưu ý khi bị nổi mề đay trong thai kỳ

Bà bầu bị nổi mề đay cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Một số lời khuyên từ chuyên gia bà bầu có thể tham khảo phải kể tới: 

  • Giữ cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên. Nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu nhẹ dịu, không chứa các chất tẩy rửa mạnh. 
  • Mặc đồ thoải mái, chọn sản phẩm từ cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Nên hạn chế mặc những trang phục bó sát. 
  • Không gãi, chà xát quá mạnh vào vùng da tổn thương bởi điều này có thể khiến da bị trầy xước, nhiễm trùng. 
  • Mỗi ngày uống từ 1,5-2 lít nước nhằm cân bằng điện giải, tăng cường khả năng giải độc của cơ thể. 
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ tinh thần thỏa mái.

Nổi mề đay khi mang thai có thể tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, ngay khi phát hiện ra bệnh, các bà bầu nên nhanh chóng tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. 

Xem thêm 

  • Bị nổi mề đay kiêng gì? Nên làm gì, ăn gì để nhanh khỏi? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]
  • TOP 10+ Cách Trị Mề Đay Dân Gian Đơn Giản, Hiệu Quả, Giá Rẻ

Xem thêm: Bệnh viêm họng hạt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!