Bị sưng amidan nhưng không sốt là bị gì?
Bị sưng amidan nhưng không sốt là tình trạng bệnh xảy ra rất phổ biến hiện nay. Với nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, chúng ta sẽ rất dễ mắc phải nếu không biết cách chăm sóc cơ thể đúng cách. Vậy thực chất căn bệnh này ra sao và có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân bị sưng amidan nhưng không sốt
Theo các chuyên gia thì có đến khoảng 90% nguyên nhân gây ra sưng amidan nhưng không sốt là do các loại vi khuẩn, virus làm nhiễm trùng đường hô hấp gây ra. Khi gặp phải tình trạng này thì nguy cơ người bệnh sẽ bị sốt là rất cao, vì đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, thậm chí là sốt lên đến 390C trong những đợt cấp tính.
Tuy nhiên, trường hợp bị sưng amidan nhưng không sốt cũng là điều có thể xảy ra. Cụ thể với những nguyên nhân như:
- Bị cảm lạnh: Nguyên nhân chủ yếu gây ra cảm lạnh có thể là do vi khuẩn rhinovirus xâm nhập vào bên trong amidan gây ra. Thường thì chúng không gây bội nhiễm cùng vi khuẩn nên người bệnh sẽ không cảm thấy mệt mỏi và không sốt.
- Dị ứng: Đối với một cơ địa nhạy cảm thì việc bị dị ứng với các tác nhân như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bặm, khói thuốc lá…cũng có thể khiến bạn bị sưng amidan nhưng không sốt.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Những người mắc bệnh viêm dạ dày nói chung rất dễ gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là khi axit trào ngược lên bên trên vòm họng sẽ gây ra đau rát và sưng amidan.
- Ăn uống nhiều đồ lạnh: Các loại đồ ăn thức uống lạnh rất dễ làm tổn thương đến cổ họng, vòm họng và đặc biệt là amidan. Chúng khiến cho các tổ chức quanh họng bị sưng viêm và cũng vì vậy mà gây ra tình trạng bị sưng amidan nhưng không sốt.
- Uống nhiều rượu bia: Hầu hết những người thường xuyên uống nhiều rượu bia đều mắc phải các căn bệnh liên quan đến vòm họng, tổn thường niêm mạc thực quản, sưng viêm amidan.
Bên cạnh những nguyên nhân thông thường vừa kể trên thì bị sưng amidan nhưng không sốt còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như:
- Viêm amidan mãn tính: Giai đoạn mãn tính của bệnh thường xuất hiện khi mà bệnh ở giai đoạn cấp tính không được điều trị dứt điểm và đạt hiệu quả tốt nhất. Chỉ trừ những đợt cấp của bệnh là xuất hiện dấu hiệu sốt, ở giai đoạn còn lại thì hầu như người bệnh sẽ không cảm nhận được dấu hiệu rõ ràng nào. Thậm chí là không cảm thấy đau đớn mà chỉ thay đổi một chút là cảm thấy vướng họng, giọng nói có hơi thay đổi, hơi thở hôi…
- Viêm amidan hốc mủ: Cũng giống như tình trạng viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ cũng được hình than khi mà việc điều trị ở giai đoạn cấp không hiệu quả. Lúc này, các mô amidan bị tổn thương cộng với các xác tế bào và thức ăn thừa tạo nên các vi sinh vật ký sinh trong vòm họng và khiến cho hốc mủ ngày càng phình to gây đau và người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống.
- Ung thư amidan: Đây là căn bệnh được xem là nguy hiểm nhất vì đến giai đoạn ung thư sẽ có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đây cũng là điều tương tự với bất kỳ loại bệnh ung thư nào. Và ung thư amidan cũng vậy, nó sẽ không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối.
Bị sưng amidan nhưng không sốt có nguy hiểm không?
Bất kỳ căn bệnh nào cũng nguy hiểm cả, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Đối với tình trạng bị sưng amidan nhưng không sốt thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh.
Nếu người bệnh bị sưng amidan nhưng không sốt là do các nguyên nhân thông thường như dị ứng, cảm lạnh, ăn uống đồ lạnh, rượu bia hay bị trào ngược dạ dày thực quản thì bệnh sẽ không quá mức nghiêm trọng và có thể điều trị dứt điểm được khi bạn loại bỏ được tận gốc các thói quen xấu hằng ngày.
Còn nếu bạn bị sưng amidan nhưng không sốt kèm theo các triệu chứng như hơi thở hôi, khó chịu, cảm giác vướng họng, khó nuốt, khạc nhổ ra máu, sụt cân bất thường…thì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Bởi viêm amidan mãn tính lâu ngày rất có thể sẽ gây ra các biến chứng như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Còn đối với ung thư amidan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến các tế bào ung thư di căn nhanh chóng sang các cơ quan khác rất nguy hiểm. Chính vì vậy, tốt nhất bạn cần thăm khám bác sĩ để được khám và tư vấn cách điều trị chính xác, an toàn và kịp thời.
Cách điều trị khi bị sưng amidan nhưng không sốt
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa tình trạng bị sưng amidan nhưng không sốt, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:
Điều trị bệnh bằng các mẹo dân gian
Nếu người bệnh bị sưng amidan nhưng không sốt chỉ ở mức độ nhẹ và bác sĩ cũng đánh giá là bệnh không quá nguy hiểm thì người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để khắc phục các triệu chứng một cách an toàn và hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo các bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược lành tính có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng, kháng viêm, trị ho, long đờm, làm mát amidan, cổ họng như:
- Kha tử: Bạn hãy sử dụng 1 quả kha tử đem lột sạch vỏ và đem ngậm trong miệng khoảng 3 phút. Ngậm cho đến khi bạn cảm nhận được là quả đã hết vị đắng là có thể nhả ra. Khuyến khích mỗi ngày nên thực hiện 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Cam thảo: Bạn có thể chọn mua cam thảo khô tại các cửa hàng thảo dược. Mỗi ngày 2 lần lấy vài lát cam thảo hãm cùng với nước sôi thành trà để uống. Cứ thực hiện liên tục cho đến khi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của bệnh.
- Rau diếp cá: Từ lâu rau diếp cá đã được áp dụng trong việc chữa trị rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cổ họng, vòm họng, amidan. Bạn chỉ cần sử dụng vài lá diếp cá giã nát, lọc lấy nước cốt và uống 2 lần/ngày.
- Gừng: Gừng có tính ấm cùng với các hoạt chất giúp làm dịu cơn ho, các chất kháng viêm giúp giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, Gừng đem xắt thành từng lát mỏng, nấu lên thành trà rồi chia ra uống ngày 2 – 3 lần.
- Quả hồng khô: Bạn mua quả hồng khô về không cần chế biến gì cả, nhai từ từ kỹ càng quả hồng khô sao cho các dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu vào bên trong vùng amidan vị tổn thương.
*Hiệu quả trị bệnh từ các mẹo dân gian sẽ tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người. Chính vì vậy, sẽ không có bài thuốc nào hiệu quả nhất, chỉ có bài thuộc phù hợp nhất. Người bệnh cũng cần kiên trì thực hiện vì các bài thuốc dân gian cần phải có nhiều thời gian mới phát huy công dụng.
Điều trị bệnh bằng các phương pháp Tây y
Như đã nói thì việc điều trị bệnh sưng viêm amidannhưng không sốt sẽ tùy thuộc nhiều vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đối với mức độ nhẹ sẽ dễ điều trị hơn, hầu hết chỉ cần mất khoàng 7 – 10 ngày là bệnh sẽ thuyên giảm.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh mãn tính thì người bệnh bắt buộc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Riêng đối với người bệnh bị amidan nhưng không sốt thì chứng tỏ không xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn. Chính vì vậy mà người bệnh không cần sử dụng kháng sinh mà chỉ cần dùng một vài loại thuốc trị ho, giảm sưng, đỏ phổ biến như:
- Thuốc trị ho: Những loại thuốc có chứa thành phần Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan…
- Thuốc long đờm: Acetylcystein, Carbocisteine, Ambroxol
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Acetaminophen và Diclofenac.
- Thuốc ngậm: Các viên ngậm trị ho, ngứa cổ được bào chế từ các loại thảo dược như bạc hà, đinh hương, gừng, mật ong…
Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua những loại thuốc này tại các nhà thuốc Tây lớn và uy tín. Tốt nhất cần mua theo đơn thuốc của bác sĩ đã kê, tránh tình trạng nhầm thuốc và gây ra các trường hợp ngoài ý gây ra tác dụng phụ muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ nữ mang thai và trẻ em cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
Trị bệnh theo phương pháp Đông y
Việc chữa bệnh theo Tây y được đánh giá là giúp giảm nhanh các triệu chứng, tuy nhiên lại dễ gây ra tác dụng phụ. Còn theo Đông y thì việc điều trị phải đi sâu vào gốc rễ, giúp người bệnh khỏe mạnh một cách tuyệt đối, đảm bảo bệnh không quay lại, không cần sử dụng kháng sinh.
Đối với tình trạng bệnh bị sưng amidan nhưng không sốt thì xét theo khía cạnh Đông y là từ chính khí hư, tà độc phong – hàn – thấp xâm nhập vào bên trong cơ thể qua mũi, miệng khiến cho mạch bị cản trở. Chính vì vậy, việc điều trị sẽ ưu tiên sử dụng các loại thảo dược có tác dụng bồi bổ chính khí, dưỡng công năng tạng, loại bỏ nội tà tự sinh.
Lúc này, các loại thảo dược có tính thanh nhiệt, giải độc, lợi yếu tiêu, giáng hỏa, thanh lợi yếu hầu, loại bỏ sưng viêm, giảm ho, long đờm, tiêu mủ…sẽ được ưu tiên sử dụng. Người bệnh có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Bài thuốc 1: Huyền sâm, Mạch đông, Sinh địa mỗi loại 15g. Đan bì, Triết bối mẫu, Bạch thược, Thảo quả, Sơn từ cô mỗi loại 10g, Bạc hà 6g. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc, sắc lại chia làm 2 lần uống/ngày.
- Bài thuốc 2: Thục địa, Huyền sâm mỗi loại 12g. Hoàng bá, Xạ can, Đan bì, Thảo quả, Sơn từ cô, Địa cốt bì mỗi loại 10g, Ngưu tất 6g. Mỗi ngày 1 thang thuốc sắc lại và chia làm 2 để uống ngày 2 lần.
Người bệnh có thể tìm mua các thang thuốc này tại các nhà thuốc Đông y uy tín để đảm bảo chất lượng tuyệt đối và đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà
Đối với các trường hợp bị sưng amidan nhưng không sốt nhẹ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nặng nề nào thì người bệnh hãy thử điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hằng ngày và kiên trì áp dụng để đẩy lùi bệnh.
- Thường xuyên uống các loại trà gừng pha mật ong, tắc chưng mật ong để giảm nhanh tình trạng ho, ngứa cổ.
- Ngậm gừng tươi cũng là một cách hiệu quả vì trong gừng tươi có chứa hoạt chất Gingerol giúp kháng viêm, giảm đau, giảm sưng hiệu quả.
- Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà cũng có công dụng chữa trị rất tốt đối với các căn bệnh ho, sưng viêm amidan. Bạn có thể dung lá bạc hà tươi hãm với nước để sắc thành trà và sử dụng mỗi ngày.
- Mật ong: Với khả năng kháng khuẩn, sát trùng thì mật ong là một sự lựa chọn không tồi đối với việc trị bệnh amidan. Bạn có thể ăn trực tiếp vài thìa mật ong/ ngày hoặc pha mật ong với nước chanh ấm để xoa dịa các đau nhức, sưng amidan.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có khả năng sát trùng, sát khuẩn rất tốt. Vì vậy, mỗi ngày súc miệng bằng nước muối sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng tình trạng sưng viêm amidan. Thói quen này nên được duy trì vì súc miệng bằng nước muối rất có lợi cho sức khỏe.
- Súc miệng với nước muối: Nước muối có đặc tính sát trùng mạnh. Súc miệng với nước muối giúp Thay đổi các thói quen hằng ngày
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị khi bị sưng amidan nhưng không sốt thì người bệnh cũng cần chú ý thực hiện và điều chỉnh các thói quen hằng ngày như:
- Tránh càng xa càng tốt các loại thực phẩm cay nóng, quá lạnh, nhiều gia vị hoặc quá khô cứng. Thay vào đó là các loại thực phẩm mềm, lỏng chứa nhiều dinh dưỡng.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh.
- Hạn chế giao tiếp ở nơi đông người, không la hét quá to khi bệnh khởi phát.
- Mỗi ngày phải uống từ 2 – 3 lít nước và các loại nước ép từ ra xanh, trái cây…để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể cũng như tăng cường sự hoạt động của hệ miễn dịch.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh làm việc quá sức trong thời gian điều trị bệnh
- Cung cấp 2 – 3 lít nước/ ngày và tăng cường bổ sung nước ép từ rau xanh, trái cây nhằm cân bằng điện giải, bù chất lỏng và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
- Nên giữ khoảng cách với người khỏe mạnh nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm.
- Không nên thức khuya, ngủ không đủ giấc và làm việc quá sức trong thời gian điều trị.
Bị sưng amidan nhưng không sốt không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, nó hoàn toàn có thể khắc phục được nếu người bệnh biết cách và chủ động điều trị. Vì vậy, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào hãy đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh kéo dài quá lâu sẽ khiến bệnh ngày càng diễn tiến phức tạp, khó điều trị và ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe sau này.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm amidan 1 bên sưng nhưng không sốt có nguy hiểm không?
- Cẩn trọng với các biến chứng do viêm amidan gây ra
Xem thêm: Viêm da do ánh nắng
Tin mới nhất
- Thông tin hữu ích về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ
- Viêm loét đại trực tràng chảy máu – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Tổng quan về Bệnh học Ung thư dạ dày (bao tử)
- Các vấn đề về da thường gặp và nguyên nhân gây bệnh
- Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?
- Viêm dạ dày HP: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- 12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm
- “Phá tan” cơn rét với 4 món chè nóng mùa đông ngon, bổ, dễ làm
- Nấm lim xanh tác dụng gì cách dùng nấm lim xanh rừng Tiên Phước
- Công dụng nấm lim xanh trong hỗ trợ điều trị ung thư đường tiết niệu