Tổng hợp 11 loại thuốc trị viêm tai giữa hiệu quả nhất
Sử dụng thuốc trị viêm tai giữa là cách điều trị phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính. Bài viết dưới đây tổng hợp 11 loại thuốc phổ biến và thông dụng nhất.
Thuốc trị viêm tai giữa có ưu, nhược điểm gì?
Bệnh viêm tai giữa gây ra do sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn vào vùng tai giữa. Bệnh cần được điều trị ngay nếu không sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới thính giác. Chuyên gia y tế cho biết sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu viêm và giảm đau là phương pháp hiệu quả hàng đầu hiện nay.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này như sau:
- Có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn các biểu hiện chảy mủ, ù tai và đau nhức.
- Thuốc có tác dụng nhanh chóng, thông thường chỉ từ 7 tới 10 ngày.
- Có thể sử dụng với cả bệnh nhân cấp tính và mãn tính.
- Hiệu quả của phương pháp sử dụng thuốc chữa viêm tai giữa đã được chứng minh.
Tuy vậy phương pháp này cũng còn tồn tại một vài điểm hạn chế. Bệnh nhân cần nắm rõ để tránh xảy ra những biến chứng không đáng có khi sử dụng thuốc, cụ thể như sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Vì thế việc điều trị thời gian sau sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
- Một vài biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.
- Thuốc thường gây ra tác dụng phụ nên không phù hợp sử dụng với phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ.
Tổng hợp 11 loại thuốc trị viêm tai giữa hiệu quả
Theo bác sĩ chuyên khoa, mỗi loại thuốc sẽ được chỉ định với liều lượng cụ thể khác nhau với từng trường hợp bệnh. Tuy nhiên phần lớn tác dụng của thuốc giúp giảm đau, hạ sốt, kháng khuẩn và tiêu viêm. Dưới đây là tổng hợp 11 loại thuốc trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Thuốc Cefimbrano 100
Thuốc đặc trị viêm tai giữa Cefimbrano 100 là loại thuốc chữa bệnh viêm tai giữa hiệu quả. Loại thuốc có dược tính khá mạnh nên bệnh nhân cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Thành phần: Thuốc có chứa dược liệu chính bao gồm cefixim 100mg, lactose, bột talc, bột hương vị và aerosil,…
- Công dụng: Thuốc Cefimbarano 100 có tác dụng diệt khuẩn, giảm sưng viêm và giảm đau.
- Liều lượng: Liều dùng với người lớn là 400mg trong 1 ngày, thời gian uống nên cách nhau ít nhất 12 giờ đồng hồ. Liều dùng với đối tượng trẻ em từ 12 tuổi trở lên tương tự như liều dành cho người lớn. Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi tới dưới 12 tuổi sử dụng với liều lượng 8mg/ngày.
- Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc với những bệnh nhân mẫn cảm với cefixim, bệnh nhân đang điều trị các bệnh về tiêu hóa, gan, thận.
Thuốc trị bệnh viêm tai giữa Fosmicin S For Otic 300mg
Thuốc trị bệnh viêm tai giữa của Nhật Bản Fosmicin S For Otic 300mg là loại thuốc được đánh giá cao về tính hiệu quả. Thuốc có dạng bột hoặc nước cất, sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp vào tai.
- Thành phần: Fosfomycin sodium (300g), methyl parahydroxybenzoate (0.3mg), propyl parahydroxybenzoate (0.1mg), nước tinh khiết (10mg).
- Công dụng: Thuốc có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở tai.
- Liều lượng: Sử dụng bằng cách nhỏ vào tai 0.5ml, nhỏ 2 lần trong ngày.
- Chống chỉ định: Thận trọng khi dùng thuốc với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Thuốc nhỏ v
iêm tai Otipax
Thuốc nhỏ trị viêm tai giữa Otipax là sản phẩm hiệu quả và sử dụng dễ dàng. Đánh giá của nhiều bệnh nhân cho thấy thuốc khá hiệu quả trong việc điều trị chứng bệnh viêm tai giữa.
- Thành phần: Theo thông tin từ nhà sản xuất, Otipax bao gồm các thành phần chính là phenazone, glycerol, sodium thiosulfate, lidocaine và nước tinh khiết.
- Công dụng: Thuốc có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm khi điều trị bệnh lý viêm tai giữa.
- Liều lượng: Sử dụng từ 3 tới 4 giọt thuốc cho mỗi lần nhỏ và không sử dụng thuốc liên tục quá 10 ngày.
- Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bệnh nhân mắc bệnh thủng màng nhĩ, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất không nên sử dụng thuốc này.
Thuốc trị bệnh viêm tai giữa Otifar
Otifar là thuốc trị bệnh viêm tai giữa mãn tính được nhiều người bệnh lựa chọn. Thuốc đặc biệt hiệu quả trong điều trị các bệnh về tai mũi họng gây ra bởi tình trạng nhiễm khuẩn.
- Thành phần: Thuốc có chứa các thành phần chính bao gồm dexamethason acetat, ethanol, glycerin, cloramphenicol.
- Công dụng: Thành phần của thuốc có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn.
- Liều lượng: Thuốc ở dạng dung dịch, sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp vào tai với liều dùng cho người lớn là từ 1 tới 5 giọt, trẻ nhỏ sử dụng 2 giọt/lần.
- Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc với bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tiểu đường, người mắc bệnh thủng màng nhĩ hoặc bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc.
Thuốc trị bệnh viêm tai giữa Minicef 400mg
Minicef 400mg là thuốc kháng sinh đặc trị viêm tai giữa hiệu quả. Sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Thành phần: Thuốc có chứa các thành phần chính cefixim trihydrat 400g, natri starch glycolat, mannitol, titan dioxid và tinh bột ngô.
- Công dụng: Tác dụng của thuốc là ức chế sự hoạt động của tế bào vi khuẩn, từ đó cải thiện tình trạng bệnh.
- Liều lượng: Sử dụng với đối tượng người lớn nên dùng 400mg/ngày. Đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ dưới 12 tuổi cần dùng thuốc với liều lượng 8mg/kg/ngày.
- Chống chỉ định: Thuốc không được sử dụng với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và bệnh nhân thủng màng nhĩ, bệnh nhân suy thận hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến với công dụng giảm đau và hạ sốt. Thuốc có thể sử dụng cho các bệnh nhân bị viêm tai giữa ở giai đoạn nhẹ.
- Công dụng: Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh trong trường hợp bệnh nhân viêm tai giữa gặp phải các cơn đau cấp tính.
- Liều lượng: Người lớn mắc bệnh có thể sử dụng thuốc ở dạng viên nén với liều lượng là 500mg, 325mg.
- Chống chỉ định: Hạn chế sử dụng thuốc với bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân là trẻ em.
ĐỌC THÊM: Viêm tai giữa có nguy hiểm không và những thông tin cần biết
Thuốc Ofloxacin Otic – Trị viêm tai giữa hiệu quả
Ofloxacin Otic là thuốc điều trị viêm tai giữa được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bị nhiễm trùng. Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch nên rất thuận tiện trong việc sử dụng. Tuy vậy bệnh nhân cần có chỉ định của bác sĩ điều trị mới được phép sử dụng loại thuốc này.
- Thành phần: Các thành phần chính bao gồm axit hydrocloric, ofloaxin, natri borat, phenylmercuric nitrat, NaCl.
- Công dụng: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cải thiện thính giác cho bệnh nhân.
- Liều lượng: Bệnh nhân có thể sử dụng từ 2 đến 3 giọt/lần.
- Chống chỉ định: Không sử dụng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Sử dụng thuốc Polydexa trị bệnh viêm tai giữa
Polydexa là loại thuốc hiệu quả được bác sĩ chỉ định với các bệnh nhân có biểu hiện sưng tấy.
- Thành phần: Các thành phần có chứa trong thuốc bao gồm polymycine B sulfate, metasulfobenzoate, neomycin sulfate.
- Công dụng: Thuốc được sử dụng với mục đích ức chế hệ miễn dịch và kháng viêm.
- Liều lượng: Bệnh nhân cần sử dụng thuốc 3 lần mỗi ngày, mỗi lần nhỏ từ 2 đến 3 giọt.
- Chống chỉ định: Thuốc không sử dụng với bệnh nhân bị nhiễm trùng màng nhĩ.
Thuốc Betnesol-N trị viêm tai giữa hiệu quả
Betnesol-N là thuốc trị bệnh viêm tai giữa được sử dụng khá phổ biến. Thuốc đặc biệt hiệu quả với các bệnh nhân viêm tai giữa kèm theo ngứa ngáy trong tai.
- Thành phần: Thuốc có chứa thành phần chính là neomycin sulphate.
- Công dụng: Sử dụng Betnesol-N giúp giảm đau nhức, ngứa ngáy, giảm viêm hiệu quả.
- Liều lượng: Bệnh nhân nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về liều dùng cụ thể với từng trường hợp. Thuốc không nên sử dụng liên tiếp quá 10 ngày khi chưa được bác sĩ cho phép.
- Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc với bệnh nhân có cơ địa yếu, dễ kích ứng da. Tuyệt đối không nhỏ thuốc vào mắt, khô
ng sử dụng với bệnh nhân mẫn cảm các thành phần của thuốc.
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Earex Plus
Thuốc điều trị viêm tai giữa trẻ em Earex Plus được sử dụng rất phổ biến và nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh sử dụng.
- Thành phần: Thành phần chính trong thuốc là choline salicylate với các tá dược vừa đủ khác.
- Công dụng: Thuốc làm giảm các triệu chứng do viêm tai giữa và chống viêm hiệu quả.
- Liều lượng: Tham khảo tư vấn của bác sĩ để có liều lượng cụ thể với từng bệnh nhân.
- Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc với bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc.
Thuốc Ciprodex
Ciprodex là loại thuốc được bác sĩ chỉ định với các trường hợp viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng trong tai. Thuốc thuộc loại kháng sinh điều trị bệnh do bị nhiễm khuẩn.
- Thành phần: Dexamethasone và lrofloxacin.
- Công dụng: Điều trị bệnh viêm tai giữa diễn tiến nhiễm trùng gây chảy mủ.
- Liều lượng: Cần tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc cho từng trường hợp.
- Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc với bệnh nhân bị viêm tai giữa do virus hoặc dị ứng với thành phần có trong thuốc.
Lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc
Thuốc trị bệnh viêm tai giữa có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh nếu bệnh nhân tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chuyên gia y tế cũng khuyến khích bệnh nhân thực hiện các biện pháp sau đây:
- Sử dụng dung dịch NaCl 0.9% để rửa và vệ sinh tai trước khi dùng các thuốc nhỏ trị viêm tai giữa.
- Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần theo dõi sự thay đổi của bệnh để có thể thay đổi liều lượng thuốc phù hợp nhất.
- Bệnh nhân không nên ở nơi có nhiều âm thanh, những địa điểm quá ồn ào.
- Sử dụng thuốc cần xem xét thời hạn sử dụng của thuốc để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất.
Thuốc trị viêm tai giữa sẽ giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng viêm nhiễm và đau nhức hiệu quả. Bệnh nhân nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
ĐỪNG BỎ QUA:
- Viêm tai giữa có mủ là bệnh gì và những điều cần biết
- Viêm tai giữa cấp là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị
Xem thêm: Trĩ huyết khối là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và điều trị tốt nhất hiện nay
Tin mới nhất
- Điều trị vảy nến bằng UVB là phương pháp gì? Có hiệu quả không?
- Mụn trong mũi: Bạn cần biết những gì, điều trị ra sao?
- Mẹo chữa bệnh ho gà theo dân gian đơn giản, nhanh khỏi
- Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng như thế nào?
- Nấm lim xanh chữa bệnh ung thư gan với cách sử dụng nấm lim xanh
- Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng – Dễ tiến triển gây ung thư
- Ung thư nội mạc tử cung là gì?
- Nguyên nhân Đau nhức trong xương ống chân và cách trị an toàn
- 3 nguyên nhân thường gặp dẫn đến chứng đau đầu gối nghiêm trọng
- Trào ngược dạ dày độ A và cách khắc phục ngay tại nhà
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 25 thực phẩm tốt cho gan – Thanh lọc cơ thể cần thiết
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Mua nấm lim xanh "vàng thau lẫn lộn" những ẩn họa với người dùng
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Triệu chứng viêm tai ngoài mãn tính và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Phụ nữ yếu sinh lý uống thuốc gì để đánh thức ham muốn yêu?